KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG SAO ĐEN NĂNG SUẤT CAO Ở ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Anh Tuấn

Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

 

Sao đen (Hopea odorata Roxb) là loài cây gỗ lớn thường xanh thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae), có phân bố tự nhiên ở các nước Nam và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Sao đen mọc tự nhiên từ Đà Nẵng, Tây Nguyên trở vào và tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ.

Sao đen có thân hình trụ thẳng, cây trưởng thành cao tới 30 – 40 m, đường kính từ 60 – 80 cm. Gỗ Sao đen tốt, không mối mọt, nứt nẻ, cong vênh, dễ chế biến, thường được dùng để đóng đồ gia dụng, đặc biệt trong xây dựng nhà cửa, cầu cống và đóng tàu thuyền. Do có nhiều tính chất tốt nên Sao đen đã được nhiều nước như Ấn Độ, Srilanka, Indonesia, Malaysia, Thái lan, Việt Nam… quan tâm nghiên cứu gây trồng.

Ở Đông Nam bộ, sau năm 1975, thực hiện chủ trương trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tiếp sau đó là chương trình trồng rừng PAM và hiện nay là chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Nhà nước, cây Sao đen được đưa vào danh mục những cây trồng rừng chính. Tính đến nay, vùng Đông Nam bộ đã trồng tổng cộng 8328 ha rừng Sao đen, chiếm 6,08% trên tổng diện tích rừng trồng trong vùng. Tuy nhiên, do trồng theo phong trào, trồng quảng canh nên mặc dù được trồng với nhiều mô hình, nhiều lập địa khác nhau nhưng nhìn chung rừng trồng có chất lượng không cao.

Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ các mô hình trồng tốt nhất ở các địa phương kết hợp với một số kết quả nghiên cứu gây trồng Sao đen trước đây, từ đó xây dựng mô hình trồng rừng Sao đen năng suất cao vùng Đông Nam bộ với mục tiêu: Xác định được mô hình kỹ thuật thích hợp cho trồng Sao đen và trên cơ sở đó bước đầu xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng Sao đen.

  1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Nội dung nghiên cứu:

1.1.1.Nghiên cứu về kỹ thuật gieo tạo cây con.

-Nghiên cứu về khả năng nảy mầm của hạt theo thời gian và kích thước.

-Nghiên cứu về phương pháp gieo tạo cây con tại vườn ươm.

1.1.2.Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Sao đen.

-Điều tra thu thập số liệu đánh giá về khả năng sinh trưởng của rừng trồng Sao đen trong vùng làm cơ sở xây dựng mô hình.

-Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng Sao đen năng suất cao.

+ Mô hình Sao đen xen Đậu tràm.

+ Mô hình Sao đen xen Dầu rái.

+ Mô hình Sao đen xen Muồng đen.

+ Mô hình Sao đen xen các loài cây họ Sao Dầu khác.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp thu thập số liệu đầu vào: Sử dụng hệ thống mạng Internet, hệ thống thư viện và phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu các thông tin về trồng Sao đen ở trong và ngoài nước.

-Phương pháp điều tra rừng trồng: Lập ô tiêu chuẩn tạm thời thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng và ô tiêu chuẩn phải đại diện được cho hoàn cảnh rừng ở khu vực điều tra. Diện tích ô tiêu chuẩn tùy thuộc vào mật độ rừng trồng, tuy nhiên để đảm bảo nguyên tắc thống kê thì số cây trong ô tiêu chuẩn phải trên 30 cây. Trên ô tiêu chuẩn được lập thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3(cm); HVN(m). Dùng phương pháp bình quân cộng để tính toán các chỉ tiêu thu thập.

– Phương pháp xây dựng mô hình: Từ kết quả điều tra rừng trồng Sao đen, kế thừa các đặc điểm ưu việt của các rừng trồng trước đây để thiết kế mô hình kỹ thuật, thiết kế ngoài thực địa, trồng và chăm sóc theo yêu cầu kỹ thuật. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên có lặp lại.

– Thu thập và xử lý số liệu các thí nghiệm: Thu thập các chỉ tiêu về D1.3(cm), Hvn(m), tỷ lệ sống, các số liêu thu thập được sử dụng phần mềm excel và phần mềm Statgraphic để phân tích đánh giá.

1.3. Giới hạn nghiên cứu

– Về địa điểm: Phần điều tra thực trạng trồng rừng Sao đen được tiến hành ở các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ, phần xây dựng mô hình kỹ thuật chỉ giới hạn trong khu vực thuộc Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Bầu Bàng – Bến Cát – Bình Dương.

– Về đối tượng đất xây dựng mô hình: Mô hình được xây dựng trên đất xám phù sa cổ, nghèo dinh dưỡng với các chỉ tiêu phân tích đất như ở bảng 1:

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]