Kết quả bước đầu về sử dụng chế phẩm Frankia trong trồng rừng phi lao ven biển

Phạm Quang Thu

Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

Tóm tắt

Việc gây trồng rừng phi lao ven biển trên cát hoặc các đụn cát di động thường gặp rất nhiều khó khăn do cát di động nên cây bị vùi lấp, điều kiện thời tiết khô hạn, cây thiếu nước nên các ngọn của cây bị khô héo, và chết. Sử dụng xạ khuẩn Frankia để nhiễm cho cây chủ Phi lao, hình thành mối quan hệ cộng sinh cố định đạm giúp cây trồng chống chịu được điều kiện khô hạn và sinh trưởng tốt trên đất nghèo dinh dưỡng. Thông qua thí nghiệm với bình Leonard và thí nghiệm ở vườn ươm đã chọn được 3 chủng có hiệu lực cộng sinh cố định đạm cao là FrHN1, FrNA1 và FrQB5. Cây con được nhiễm chế phẩm Frankia trong vườn ươm có hiệu lực tăng sinh trưởng về chiều cao và đường kính cổ rễ hơn nhiều so với đối chứng không nhiễm. Khi trồng phi lao ven biển bằng cây con được nhiễm chế phẩm Frankia hoặc bón Frankia cho cây khi trồng với liều lượng là 0,1kg/cây đều có tác dụng làm giảm tỷ lệ chết khi trồng rừng và tăng sinh trưởng của cây, đặc biệt là công thức bón chế phẩm cho cây con ở vườn ươm.

Từ khoá: Chế phẩm Frankia, trồng rừng phi lao

Mở đầu

Diện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam ước khoảng 370.000ha (Nguyễn Huy Cường, 2006) tạo thành các dải cát chạy dọc theo bờ biển, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung. Đây là một vùng sinh thái khắc nghiệt gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân trong vùng. Để cải tạo điều kiện sinh thái, môi trường cho vùng sinh thái này các nhà khoa học trong nhiều năm qua đã chọn lọc và đưa vào trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng có khả năng chịu hạn, sinh trưởng được trên lập địa nghèo chất dinh dưỡng, trong đó có cây Phi lao (Casuarina equisetifolia L.).

Tại Quảng Bình, rừng trồng phi lao do dự án ARCD tài trợ, sau 3 năm tuổi rừng phi lao từ hạt chỉ đạt 0,8 đến 1,0m chiều cao, với tỷ lệ sống 80–90% nhưng có trên 80% số cây bị chết ngọn. Cây có cành lá đỏ vàng và phát triển rất chậm, không mọc thành cây có thân chính rõ ràng mà chỉ tồn tại ở dạng cây bụi thấp, cành lá mọc lòa xòa. Đối với phi lao hom dòng 601 và dòng 701 cũng được dựán ARCD trồng thử nghiệm 13ha năm 1999, chiều cao của cây con khi xuất vườn là 1m thì sau 2 năm (đến năm 2001) chiều cao cũng chỉ xấp xỉ 1m vì bị cát vùi đi 40cm (Đặng Văn Thuyết, 2001).

Frankia thuộc xạ khuẩn (Actinomyces) cộng sinh với một số họ thực vật không phải cây họ Đậu đặc biệt là họ Phi lao Casuarinaceae, hình thành nốt sần ở rễ thực vật. Các nốt sần này có khả năng cố định đạm không khí, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trên các lập địa nghèo chất dinh dưỡng, nhất là trên vùng đất cát ven biển (H.G. Diem, 1996).

Việc nghiên cứu sản xuất phân vi sinh cố định đạm là một việc làm cần thiết và áp dụng chế phẩm trong trồng rừng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây rừng, đảm bảo thành công trong việc trồng rừng mới trên các lập địa nghèo chất dinh dưỡng. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về hiệu lực của chế phẩm Frankia đối với việc trồng rừng phi lao trên 3 loại lập địa chính: đất cát ẩm, đất cát khô, nghèo chất dinh dưỡng, đã trồng rừng ở những luân kỳ trước và đất cát khô di động và bán di động có cỏ rười.

Địa điểm xây dựng mô hình và phương pháp bố trí thí nghiệm

Mô hình 1

Mô hình rừng phi lao được trồng tại xã Phúc Thọ, (Nghi Lộc, Nghệ An), đất cát ven biển, đất khô, nghèo chất dinh dưỡng, đã trồng phi lao và bạch đàn nhiều chu kỳ trồng cây vào ngày 26 tháng 11 năm 1999 với diện tích 1,0ha. Mô hình được bố trí với 4 công thức thí nghiệm, 4 lần lặp; mật đô trồng 2500cây/ha. Các công thức thí nghiệm như sau:

-Công thức 1: Đối chứng, không bón chế phẩm Frankia (như sản xuất )

– Công thức 2: Trồng rừng bằng cây con đã nhiễm chế phẩm Frankia

– Công thức 3: Bón chế phẩm Frankia cho cây con khi trồng rừng, 0,1kg chế phẩm cho 1 cây.

– Công thức 4: Bón chế phẩm hỗn hợp Frankia và vi sinh vật phân giải lân.

Mô hình 2

Mô hình rừng phi lao được trồng tại xã Diễn Trung, (Diễn Châu, Nghệ An), đất cát ven biển, cách mép nước biển 30–50m, cát rất ẩm, chưa qua canh tác; mô hình được trồng vào ngày 30 tháng 12 năm 1999 với diện tích 1,0ha và được bố trí với 4 công thức thí nghiệm, 4 lần lặp; mật độ trồng 2500cây/ha. Các công thức thí nghiệm như sau:

– Công thức 1: Đối chứng, không bón chế phẩm Frankia (như sản xuất)

– Công thức 2: Trồng rừng bằng cây con đã nhiễm chế phẩm Frankia

– Công thức 3: Bón chế phẩm Frankia cho cây con khi trồng rừng, 0,1kg chế phẩm cho 1 cây.

– Công thức 4: Bón chế phẩm hỗn hợp Frankia và vi sinh vật phân giải lân.

Mô hình 3

Mô hình rừng phi lao được trồng Tại xã Gia Ninh, (Quảng Ninh, Quảng Bình), lập địa là đất cát bán di động, khô và có cỏ rười mọc, một loại cỏ chỉ thị cho đất cát khô và nghèo chất dinh dưỡng; xây dụng 5,0ha mô hình ngày 17 tháng 11 năm 2000. Mô hình được xây dựng với 3 công thức thí nghiệm với 4 lần lặp; mật độ trồng 2500cây/ha. Các công thức thí nghiệm như sau:

– Công thức 1: đối chứng không nhiễm chế phẩm

– Công thức 2: nhiễm chế phẩm ở vườn ươm

– Công thức 3: nhiễm chế phẩm khi trồng0,1kg chế phẩm cho 1 cây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]