Thực hiện Quyết định số: 572/QĐ /KHLN-KH ngày 25/12/2024 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ:
Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ ép định hình ván bóc gỗ rừng trồng tạo cấu kiện kích thước lớn sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất.
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Đức Thành.
Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng.
Mục tiêu:
Xác định được công nghệ tạo cấu kiện gỗ kích thước lớn từ ván bóc gỗ rừng trồng sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất, góp phần đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng.
Mục tiêu cụ thể:
– Chế tạo được hệ thống thiết bị ép định hình ván bóc tạo cấu kiện gỗ kích thước lớn sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất;
– Xây dựng được quy trình công nghệ tạo cấu kiện gỗ kích thước lớn từ ván bóc gỗ rừng trồng đáp ứng yêu cầu chất lượng sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất;
– Thiết kế được mô hình sản xuất cấu kiện gỗ kích thước lớn dạng ép định hình từ ván bóc, quy mô 1.000 m3/năm;
– Chuyển giao được công nghệ vào sản xuất.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Nghiên cứu nguyên lý công nghệ tạo cấu kiện gỗ ép định hình từ ván bóc
Nội dung 2: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị, máy ép ván bóc tạo cấu kiện gỗ ép định hình kích thước lớn
Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tạo cấu kiện gỗ kích thước lớn từ ván bóc gỗ Keo sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất
Nội dung 4: Nghiên cứu tính toán thiết kế mô hình sản xuất cấu kiện gỗ từ ván bóc gỗ Keo công suất 1.000 m3/năm
Về hiệu quả của nhiệm vụ:
Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
Quy trình công nghệ ép định hình tạo vật liệu gỗ hình từ ván bóc gỗ Keo tai tượng làm vật liệu sử dụng trong xây dựng và nội thất là công nghệ mới tại Việt Nam. Trong đó, đã xác định được thông số công nghệ ép nguội phù hợp với gỗ Keo tai tượng được trồng ở Việt Nam là: bán kính cong của khuôn ép: 50 mm; áp suất ép 1,2 ± 0,05 Mpa; thời gian ép 5 giờ đối với gỗ hình chữ C, thời gian ghép nối 24 giờ đối với gỗ hình chữ I và gỗ hình hộp rỗng.
Công nghệ ép tạo vật liệu gỗ hình là công nghệ ép nguội, đơn giản và có thể tạo ra các cấu kiện gỗ kích thước lớn, ghép nối lại với nhau. Vật liệu này có thể dễ dàng thay đổi kích thước, kiểu dáng bằng cách thay đổi hình dáng và kích thước khuôn ép. Do đó, có thể dễ dàng cải tiến khuôn ép và lắp đặt trên các thiết bị ép sẵn có để phục vụ quá trình sản xuất.
Quy trình công nghệ tạo ra vật liệu liệu gỗ hình bằng phương pháp ép định hình làm vật liệu xây dựng và nội thất có độ trương nở chiều dày thấp (1,4%). Điều này có nghĩa là vật liệu gỗ lõi rỗng có độ ổn định kích thước cao khi có sự thay đổi độ ẩm tương đối (RH) trong quá trình sử dụng. Do đó, các sản phẩm đồ mộc xây dựng và nội thất được tạo ra từ vật liệu gỗ lõi rỗng có chất lượng ổn định. Sản phẩm, so với các loại ván gỗ, tre nhân tạo, vật liệu gỗ lõi rỗng ép định hình làm vật liệu xây dựng và nội thất có kích thước đặc biệt, độ bền cơ vật lý hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu theo TCVN 12619-1:2019 đối với các loại gỗ dùng trong xây dựng và chịu lực.
Đối với kinh tế – xã hội và môi trường
Hiệu quả kinh tế
Với giá thành tính toán, vật liệu gỗ hình chữ C, I và hộp rỗng có giá thành cạnh tranh và hoàn toàn có thể thay thế gỗ tự nhiên để sản xuất đồ mộc xây dựng và nội thất. Điều này góp phần vào việc giải quyết được một số vấn đề kinh tế xã hội và môi trường như tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người trồng rừng và chế biến các sản phẩm từ rừng trồng, giảm áp lực lên nguồn nguyên liệu từ gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Hiệu quả xã hội:
Mở rộng sản phẩm, tạo thêm việc làm cho cơ sở sản xuất gỗ ép nhiều lớp, việc làm cho các cơ sở sản xuất ván bóc quy mô nhỏ, thêm việc làm cho người trồng rừng.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván dăm định hướng từ Luồng (Dendrocalamus barbatus) sử dụng trong sản xuất đồ mộc
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
Các tin khác
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Ngành cao su Việt Nam chủ động đáp ứng Quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR)
- Hội thao truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2024, Chào mừng kỷ niệm 63 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1961-2024)
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”