Vào ngày 13/1/2020, hội thảo khởi động dự án: “Mở rộng hệ thống truy xuất nguồn gốc thông minh (iTwood) cho gỗ rừng trồng hộ gia đình để hỗ trợ triển khai hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)” đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng cục Lâm nghiệp và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Dự án do Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) tài trợ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan chủ quản dự án, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được giao nhiệm vụ là chủ dự án và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp là đơn vị thực hiện trong thời gian 18 tháng từ tháng 11/2019 đến tháng 4/2021.
Tham dự hội thảo có sự góp mặt của 40 khách mời đến từ: các cơ quan quản lý nhà nước như: Tổng cục Lâm nghiệp, Văn phòng VPA FLEGT; Bộ KH&CN; Đại biểu đến từ các địa phương như: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, Quảng Ninh và Quảng Trị; Đại diện các Tổ chức quốc tế và nhà tài trợ: FAO, EU, GIZ, Viện NC Lâm nghiệp Châu Âu; Nhóm nòng cốt đa bên thực thi VPA FLEGT; Các tổ chức phi chính phủ trong nước: Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD), Viện QLRBV&CCR; Các hội và hiệp hội: Hội chủ rừng Việt Nam; Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam; Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM; Các doanh nghiệp: Công ty Cổ phần lâm sản Woodland, Công ty Cổ phần lâm sản Nam Định, Công ty Cổ phần và giải pháp công nghệ INNO; Các Tổ chức nghiên cứu và đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam với các đơn vị trực thuộc và các bên liên quan khác.
Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích (i) Giới thiệu dự án với các bên liên quan, (ii) Tham vấn ý kiến các bên liên quan về những mục tiêu cần thiết để nâng cấp hệ thống iTwood ; và iii) Lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho các thời kỳ tiếp theo của dự án.
Tại hội thảo, các đại biểu đều khẳng định ý nghĩa thực tiễn quan trọng mà dự án mang lại cho cả hai khối nhà nước và tư nhân trong bối cảnh hiệp định VPA/FLEGT chính thức được thực hiện. Việc nâng cấp và thử nghiệm hệ thống iTwood sẽ góp phần nâng cao thương hiệu uy tín của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới, góp phần chuyển đổi 4,1 triệu ha rừng trồng tập trung lên phương thức sản xuất, kinh doanh hiện đại theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của nhân loại. Kết thúc hội thảo, các bên liên quan đã cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ trong các bước tiếp theo để triển khai và áp dụng thành công dự án.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc các đơn vị trực thuộc Viện
- Lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở dự án: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất và quản lý gỗ hợp pháp đối với gỗ rừng trồng”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ: “Nghiên cứu các biện pháp phòng chống sâu róm hại Thông Nhựa và Thông mã vĩ cho miền Bắc và Bắc Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở các dự án Khuyến nông Trung ương.