Ngày 26/12/2021, tại Hà Nội, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tham dự hội nghị về phía Bộ Khoa học và công nghệ có TS. Lưu Quang Minh Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật, ngoài ra còn có các cán bộ của Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế – Tổng Cục Lâm nghiệp, đại diện Cục anh ninh Kinh tế, Cục Cảnh sát Kinh tế – Bộ Công An. Về phía Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có Ban giám đốc Viện chủ trì hội nghị và toàn bộ Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện tham dự hội nghị.
Tại Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Viện, PGS.TS. Phí Hồng Hải trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Viện.
Năm 2022 Viện thực hiện tổng số 159 nhiệm vụ KHCN, trong đó có 36 nhiệm vụ cấp Quốc gia, 60 đề tài/dự án cấp Bộ, 10 đề tài cấp cơ sở và 53 đề tài cấp tỉnh; 5 nhiệm vụ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững, 4 nhiệm vụ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi, 7 dự án khuyến nông trung ương, 6 nhiệm vụ nâng cấp, duy tu và phát triển vườn sưu tập thực vật, 58 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Ngoài ra, Viện còn thực hiện 23 nhiệm vụ hợp tác quốc tế và các hợp đồng dịch vụ KHCN và sản xuất kinh doanh. So với năm 2021, tổng kinh phí hoạt động năm 2022 của Viện tăng 5,1%, trong đó kinh phí hoạt động KHCN tăng 10,3%, nhiệm vụ hợp tác quốc tế tăng 73,4% so với năm 2021.
Năm 2022, Viện đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 60 năm thành lập. Đồng thời Viện đã được Bộ phê duyệt Chiến lược phát triển Viện đến năm 2030 và định hướng đến 2045, đã thúc đẩy việc phê duyệt các PAQLRBV cho các đơn vị thuộc Viện và triển khai hoạt động các nhiệm vụ lớn của ngành như Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển giống cây lâm nghiệp và Dự án trồng bảo vệ, phát triển rừng. Viện cũng đã tăng cường hoạt động kiểm tra hiện trường các nhiệm vụ KHCN ở các vùng sinh thái trong cả nước.
Mặc dù trải qua một năm với nhiều khó khăn thách thức nhưng tập thể lãnh đạo và cán bộ viên chức trong toàn Viện đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn trở ngại và hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2022 và gặt hái nhiều kết quả đáng khích lệ. Một số sản phẩm nổi bật như Viện đã được Bộ NN&PTNT công nhận 26 giống mới cho các cây keo, bạch đàn và mắc ca và 08 TBKT mới; được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn cho 01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và đã xây dựng được 22 TCVN các lĩnh vực giống, lâm sinh và công nghiệp rừng.
Công tác đào tạo cán bộ có trình độ tiến sĩ của Viện tiếp tục đạt kết quả tốt, trong năm 2022 Viện đã đào tạo được 9 tiến sĩ trong đó có 4 tiến sĩ của Viện tốt nghiệp ở nước ngoài, tuyển mới được 10 NCS. Viện đã công bố được 164 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín, trong đó có 42 bài báo quốc tế, 122 bài báo trên các tạo chí trong nước, 8 bài đăng trong các kỷ yếu hội thảo và xuất bản 6 cuốn sách mới, xuất bản 6 số tạp chí khoa học lâm nghiệp và 01 số chuyên san.
Một số hình ảnh buổi lễ:
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) cung cấp gỗ lớn ở vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ“.
- Hội thảo “Giải pháp quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn vùng Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Sồi phảng (Castanopsis cerebrina (Hickel & A. Camus) Barnett) cung cấp gỗ lớn, có giá trị cao ở Lào Cai