Thực hiện Quyết định số: 405QĐ /KHLN-KH ngày 20/9/2024 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu quy trình kỹ thuật và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh:
- Quy trình kỹ thuật: (i) Quy trình kỹ thuật nhân giống Sồi phảng; (ii) Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh.
- Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh.
Chủ nhiệm: Ths. Cao Văn Lạng.
Đơn vị: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu:
Lựa chọn được giống Sồi phảng phù hợp với một số điều kiện lập địa ở Quảng Ninh
Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn và tổ chức chuyển giao cho địa phương.
Xây dựng 02 mô hình sản xuất cây giống, mô hình trồng thâm canh kinh doanh gỗ lớn tại Quảng Ninh.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Điều tra, đánh giá rừng trồng Sồi phảng đã có và chọn lọc cây trội Sồi phảng tại Quảng Ninh
Nội dung 2: Xây dựng mô hình sản xuất cây giống và nghiên cứu nhân giống Sồi phảng tại Quảng Ninh
Nội dung 3: Xây dựng mô hình khảo nghiệm giống Sồi phảng tại Quảng Ninh
Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn tại Quảng Ninh
Nội dung 5: Tập huấn chuyển giao kết quả nghiên cứu
Về hiệu quả của nhiệm vụ:
Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
Kết quả của đề tài này sẽ xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng rừng thâm canh và mô hình trình diễn về trồng rừng thâm canh Sồi phảng, làm cơ sở để phát triển rừng trồng ở Quảng Ninh, đáp ứng được mục tiêu đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp nói chung theo hướng phát triển gỗ lớn, nâng cao giá trị gia tăng của rừng.
Kết quả của đề tài là cơ sở để bổ sung loài cây Sồi phảng vào cơ cấu loài cây trồng rừng chủ lực cho năng suất, chất lượng gỗ cao, phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Ninh.
Bổ sung các cơ sở khoa học về trồng rừng thâm canh Sồi phảng ở Quảng Ninh và các địa phương có điều kiện tương tự.
Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Kết quả thực hiện đề tài là cơ sở khoa học quan trọng để các cơ quan quản lý cấp tỉnh quản lý, hoạch định chính sách về trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh. Đối với Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ba Chẽ, Uông Bí và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh là các cơ quan tham gia phối hợp trực tiếp sẽ có thêm kinh nghiệm và các cơ sở khoa học để làm căn cứ quản lý có hiệu quả các diện tích rừng trồng Sồi phảng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ba Chẽ, Uông Bí thông qua thực hiện đề tài này sẽ nhân rộng được kết quả để xây dựng và phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn bằng loài cây Sồi phảng trên diện tích đất của công ty đang quản lý, đồng thời có thể chuyển giao cho các chủ rừng khác có quan tâm, qua đó sẽ từng bước góp phần nâng cao giá trị gia tăng của rừng.
Đối với kinh tế – xã hội và môi trường
Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về lâm sinh (để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác…) góp phần bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất, giảm chi phí nhân công, hạn chế được sử dụng thuốc hóa học đặc biệt là thuốc trừ cỏ, từ đó nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng theo hướng bền vững.
Đề tài sẽ góp phần nâng cao nhập cho người tham gia trồng rừng, sản xuất kinh doanh gỗ rừng trồng Sồi phảng ở Quảng Ninh.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
- Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu theo Tiêu chuẩn SBP
Các tin khác
- Hội thảo Công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS của Hoa Kỳ – Bước tiến giúp minh bạch hóa chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp ở Việt Nam
- Sinh hoạt học thuật “Kỹ năng viết bài báo khoa học”.
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Kiểm tra hiện trường thực hiện dự án SXTN cấp Bộ “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo máy tạo hố trồng rừng, máy xử lý thực bì, vật liệu hữu cơ sau khai thác liên hợp với máy kéo phục vụ cơ giới hóa trồng, chăm sóc rừng trên đất dốc”