Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.

Thực hiện Quyết định số: 566/QĐ /KHLN-KH ngày 23/12/2024 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ:

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.

Chủ nhiệm: ThS. Diệp Xuân Tuấn

Đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh – Viện nghiên cứu Lâm sinh.

Mục tiêu:

– Xác định được một số đặc điểm lâm học của loài Mít nài

– Chọn được 20 cây mẹ tốt và xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống hữu tính Mít nài

– Bước đầu xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng và làm giàu rừng Mít nài

Nội dung nghiên cứu của đề tài

Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Mít nài tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Nội dung 2: Chọn lọc cây mẹ và nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính loài Mít nài.

Nội dung 3: Bước đầu thử nghiệm biện pháp kỹ thuật trồng rừng và làm giàu rừng Mít nài.

Về hiệu quả của nhiệm vụ:

Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

+ Tính mới: Đề tài đã tuyển chọn cây mẹ từ rừng tự nhiên; bước đầu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật trồng làm cơ sở để nghiên cứu mở rộng trồng rừng Mít nài cung cấp gỗ lớn cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

+ Tính độc đáo: Mít nài là loài cây bản địa trồng rừng cung cấp gỗ lớn có triển vọng bởi khả năng sinh và phát triển nhanh, chất lượng gỗ tốt (cây gỗ thẳng, ít cong vênh, không bị mối mọt…) được người dân khai thác dùng làm nhà, các đồ nội thất…Tuy nhiên các nghiên cứu về loài cây này rất ít cả trên thế giới và tại Việt Nam. Chính vì thế việc bước đầu nghiên cứu đặc điểm lâm học, tuyển chọn cây mẹ, nhân giống và trồng rừng Mít nài là rất cần thiết để làm cơ sở, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo sau này.

+ Tính sáng tạo: Cách tiếp cận của để tài là tiếp cận có sự tham gia, khu vực, hệ thống, sinh thái thực nghiệm, kết hợp đồng thời giữa điều tra đánh giá thực địa và kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu đã có để thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Đối với kinh tế – xã hội và môi trường

Hiệu quả kinh tế

– Cung cấp số liệu, tài liệu tham khảo và kế thừa;

– Kết quả nghiên cứu đề tài tiềm năng có ý nghĩa mở ra hướng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện về đặc đặc lâm học, kỹ thuật nhân giống, hoàn thiện kỹ thuật gây trồng loài Mít nài.

– Tuyển chọn được loài cây trồng rừng gỗ lớn cho các tỉnh miền núi phía Bắc góp phần phát triển lâm nghiệp bền vững cho vùng.

Hiệu quả xã hội

– Giúp nâng cao chất lượng và năng xuất rừng trồng thông qua trồng cây bản địa Mít nài, từ đó nâng cao giá trị và nguồn thu nhập cho các hộ dân, doanh nghiệp, tổ chức… làm kinh tế rừng.

– Góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng và nâng cao độ che phủ của rừng; góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]