Thực hiện Quyết định số: 482/QĐ-KHLN-KH ngày 16 tháng 12 năm 2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“. Chủ nhiệm: ThS. Hà Tiến Mạnh.
Đơn vị thực hiện: Viện nghiên cứu Công nghiệp rừng..
Mục tiêu chung:
Mục tiêu tổng quát:
Tạo được gỗ ghép khối có kích thước đa dạng, tính chất cơ lý và tính thẩm mỹ cao, sử dụng để sản xuất thử nghiệm đồ mộc nội thất và hàng mỹ nghệ có giá trị kinh tế, nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho một số loài gỗ rừng trồng.
Mục tiêu cụ thể:
– Hoàn thiện được quy trình công nghệ tạo vật liệu gỗ ghép khối từ sự kết hợp gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium) với gỗ Mỡ (Manglietia conifera Dandy); gỗ Bạch đàn Urô (Eucalyptus Urophylla) với gỗ Mỡ (Manglietia conifera Dandy); và gỗ Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) với gỗ Bạch đàn Urô (Eucalyptus Urophylla), đạt tính chất cơ lý và tính thẩm mỹ cao.
– Xây dựng được 01 mô hình quy mô 2000 m3/năm sản xuất vật liệu gỗ ghép khối từ nguyên liệu 04 loài gỗ rừng trồng (Keo tai tượng, Bạch đàn, Thông và Mỡ) cho sản phẩm đạt tính chất cơ lý tương đương với gỗ nhóm III theo TCVN 12619-2:2019 và tính thẩm mỹ cao hơn gỗ nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu sản xuất đồ mộc nội thất và mỹ nghệ.
– Sản xuất thử nghiệm được 150 m3 gỗ ghép khối dạng ván kích thước rộng x dài = 1220 x 2440 mm với 3 cấp kích thước chiều dày (15, 25 và 30 mm); 50 m3 gỗ ghép khối dạng hộp chiều dài 2440 với 3 cấp kích thước rộng x dày (80 x 80, 200 x 80 và 180 x 180 mm) đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất mộc nội thất và mỹ nghệ.
– Sản xuất được 50 bộ sản phẩm cho 10 loại hình nội thất và mỹ nghệ được 03 công ty thương mại đồ gỗ cam kết tiêu thụ.
Nội dung :
* Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tạo ván bóc từ 03 loại gỗ Bạch đàn Urô, Thông caribê và Mỡ rừng trồng
* Hoàn thiện công nghệ tạo 3 loại ván LVL từ 3 sự kết hợp ván bóc của 2 loại gỗ (Keo tai tượng – Mỡ, Bạch đàn Urô – Mỡ, Thông Caribê – Bạch đàn Urô)
* Hoàn thiện công nghệ tạo gỗ ghép khối dạng tấm ván từ 3 sự kết hợp ván bóc của 2 loại gỗ (Keo tai tượng – Mỡ, Bạch đàn Urô – Mỡ, Thông Caribê – Bạch đàn Urô)
* Hoàn thiện công nghệ tạo gỗ ghép khối dạng hộp từ 3 sự kết hợp ván bóc 2 loại gỗ (Keo tai tượng – Mỡ, Bạch đàn Urô – Mỡ, Thông Caribê – Bạch đàn Urô)
* Xây dựng mô hình quy mô 2000 m3/năm sản xuất vật liệu gỗ ghép khối từ gỗ Keo tai tượng, Bạch đàn Urô, Thông caribê và Mỡ rừng trồng
* Sản xuất thử nghiệm gỗ ghép khối và sản phẩm mộc nội thất, mỹ nghệ
* Đào tạo tập huấn
Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:
Đối với doanh nghiệp là đơn vị phối hợp chính thực hiện Dự án: Được tiếp nhận công nghệ sản xuất gỗ khối từ ván bóc gỗ Keo tai tượng, Bạch đàn uro, Thông caribê, Mỡ, đảm bảo cơ sở khi kết thúc dự án sẽ đủ năng lực để thực hiện phối hợp chuyển giao công nghệ, quảng bá mở rộng kết quả nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm của dự án.
So sánh với ván dán, một loại vật liệu phổ biến cho nội thất, thì giá thành tạm tính cho gỗ ghép khối dạng tấm không cao hơn quá nhiều (14,76 triệu/m3 so với 14,54 triệu đồng/m3).
Giá thành 1 tấm ván gỗ ghép khối dày 18 mm là 791 nghìn đồng là tương đương với tấm ván MDF phủ melamin của hãng An Cường là 700 – 900 nghìn/tấm.
Khi so sánh với một số vật liệu gỗ nội thất khác có thể không cần phủ ván lạng hoặc melamine như ván ghép thanh (12 – 15 triệu đồng/m3), gỗ xẻ nhóm III – Dẻ gai, Sồi đỏ, Xoan đào (trên 20 triệu đồng/m3) thì gỗ ghép khối có chất lượng tương đương nhưng giá thành không cao hơn.
Gỗ xẻ gỗ Bạch đàn Urô đã sấy đang được bán khoảng 5 triệu đồng/m3. Tuy nhiên khi kết hợp với gỗ Mỡ để tạo thành gỗ ghép khối thì sản phẩm chế biến sâu này đã có giá khoảng 16 triệu đồng/m3. Như vậy, ngoài việc có thể thay thế gỗ xẻ của một số loại gỗ nhóm III, gỗ ghép khối còn mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho gỗ rừng trồng.
Đối với xã hội: Sản phẩm gỗ khối có nhiều đặc tính tương đương và có thể tốt hơn, đẹp hơn so với một số loài gỗ nhập khẩu, gỗ tự nhiên nhưng giá lại thấp hơn nên hoàn toàn có thể thay thể được các loài gỗ này làm giảm áp lực khai thác rừng, tiết kiệm tài nguyên rừng. Vật liệu gỗ khối mang lại giá trị cao hơn cho gỗ rừng trồng so với các sản phẩm khác như ván dán, gỗ xẻ, dăm gỗ nên mở ra cơ hội mang lại thu nhập cao hơn cho người dân trồng rừng và lợi nhuận tốt hơn cho các nhà sản xuất chế biến gỗ.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) cung cấp gỗ lớn ở vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ“.
- Hội thảo “Giải pháp quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn vùng Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Sồi phảng (Castanopsis cerebrina (Hickel & A. Camus) Barnett) cung cấp gỗ lớn, có giá trị cao ở Lào Cai
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) có năng suất cao, chống chịu sâu đục ngọn phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ