Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Thực hiện Quyết định số: 38b/QĐ /KHLN-KH ngày 21/02/2024 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Mã số nhiệm vụ: NVQG-2019/ĐT.13. Thuộc chương trình Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Bùi Trọng Thủy. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu:

Bảo tồn và phát triển được nguồn gen cây Bách vàng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

* Mục tiêu cụ thể

– Xác định được đặc điểm lâm học, sinh học, giá trị nguồn gen và đa dạng di truyền nguồn gen cây Bách vàng.

– Tuyển chọn được tối thiểu 30 cây mẹ.

– Xây dựng được 01 ha vườn sưu tập giống từ 30 cây mẹ đã được tuyển chọn.

– Xây dựng được 05 ha mô hình trồng rừng cây Bách vàng có tỷ lệ sống trên 80%.

– Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Bách vàng.

Nội dung nghiên cứu của đề tài

Nội dung 1: Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm lâm học, sinh học, gây trồng và giá trị nguồn gen, đa dạng di truyền nguồn gen loài Bách vàng tại các tỉnh miền núi phía Bắc

 Nội dung 2: Chọn lọc cây mẹ Bách vàng

Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Bách vàng

Nội dung 4: Xây dựng vườn sưu tập giống cây Bách vàng

Nội dung 5: Xây dựng mô hình trồng rừng cây Bách vàng

Nội dung 6: Hội thảo khoa học chuyển giao kỹ thuật

Về hiệu quả của nhiệm vụ:

* Hiệu quả về khoa học và công nghệ

– Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học, sinh học, gây trồng và giá trị nguồn gen, đa dạng di truyền loài Bách vàng là cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu, các tổ chức tham khảo, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng.

– Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Bách vàng giúp các tổ chức, cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình áp dụng vào trồng rừng Bách vàng cho năng suất, chất lượng cao cung cấp gỗ cho thị trường, rút ngắn chu kỳ kinh doanh.

– Nghiên cứu chọn lọc cây mẹ, xây dựng vườn sưu tập giống sẽ làm cơ sở lựa chọn được giống cho năng suất, chất lượng tốt nhất nhằm nâng cao hơn nữa giá trị của loài cây Bách vàng.

– Kết quả nghiên cứu của đề tài là định hướng để phát triển mô hình cây Bách vàng có giá trị ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời bổ sung vào tập đoàn cây trồng bản địa cho vùng.

* Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường

– Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chọn lọc được những cây mẹ Bách vàng có năng suất cao. Xây dựng vườn sưu tập giống sẽ chủ động được nguồn giống góp phần phát triển diện tích trồng Bách vàng, từ đó phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hợp pháp gỗ từ rừng trồng.

– Kết quả nghiên cứu của đề tài về chọn lọc giống tốt, có năng suất, chất lượng cao sẽ giá tăng giá trị, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân tham trồng rừng.

– Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh của đề tài sẽ góp phần xây dựng các mô hình trồng rừng Bách vàng theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tốt, từ đó giảm áp lực tiêu cực vào rừng tự nhiên.

Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]