Thực hiện Quyết định số: 593/QĐ /KHLN-KH ngày 26/12/2023 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”. Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Hữu Sơn. Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp.
Mục tiêu:
– Chọn được một số giống bạch đàn có năng suất tối thiểu 20 m3/ha/năm và chất lượng gỗ tốt phục vụ trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc (độ cao > 700 m so với mực nước biển).
– Xác định được các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh bạch đàn cho vùng cao Tây Bắc đảm bảo năng suất tối thiểu đạt 20 m3/ha/năm.
Mục tiêu cụ thể:
– Chọn và công nhận được ít nhất 05 giống bạch đàn cho vùng Tây Bắc với năng suất cao, đạt tối thiểu 20 m3/ha/năm, có chất lượng gỗ tốt đáp ứng yêu cầu làm gỗ xẻ phục vụ sản xuất đồ mộc.
– Xây dựng được 7,5 ha khảo nghiệm giống bạch đàn lai tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La (2,5 ha/tỉnh).
– Xây dựng được 3,0 ha khảo nghiệm hậu thế kết hợp làm vườn giống của các loài Bạch đàn grandis, Bạch đàn microcorys và Bạch đàn cloeziana (01 ha/loài).
– Xây dựng được 01 khảo nghiệm các tổ hợp bạch đàn lai (1,0 ha).
– Xây dựng được 2,5 ha mô hình thí nghiệm biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh bạch đàn cho vùng cao Tây Bắc.
– Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh để cung cấp gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc; hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hom; nhân giống bằng nuôi cấy mô.
– Tổ chức được 02 lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống hom; kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng.
Nội dung
Nội dung 1: Nghiên cứu chọn lọc giống bạch đàn cho vùng cao Tây Bắc
Nội dung 2: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom và nuôi cấy mô cho một số dòng vô tính có triển vọng
Nội dung 3: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trồng rừng bạch đàn cho vùng cao Tây Bắc.
Nội dung 4: Tập huấn kỹ thuật nhân giống hom; trồng và chăm sóc rừng; chuyển giao giống gốc cho địa phương ở vùng cao Tây Bắc.
Những kết quả nghiên cứu chính của đề tài đã đạt được
* Đã thông qua hội đồng cấp bộ công nhận được 09 giống bạch đàn lai là giống mới theo quyết định số 439/QĐ-LN-PTR ngày 21 tháng 12 năm 2023
– Giống bạch đàn lai UP434, UP435, UG123, UG111 và UP72 cho vùng Thuận Châu, Sơn La và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
– Giống bạch đàn lai UG107, UP164 và UP99 cho vùng Mường Ảng, Điện Biên và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
– Giống bạch đàn lai UP72 và UG113 cho vùng Tam Đường, Lai Châu và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
* Đã xây dựng được 03 hướng dẫn kỹ thuật bao gồm:
– 01 Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh bạch đàn lai để cung cấp gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc.
– 01 Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hom cho các dòng bạch đàn lai mới.
– 01 Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các dòng bạch đàn lai mới.
* Đã tổ chức được 02 lớp tập huấn kỹ thuật gồm:
– 01 lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống bằng hom, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Thuận Châu (Sơn La) với 35 học viên.
– 01 lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống bằng hom, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Đường (Lai Châu) với 35 học viên.
* Bên cạnh đó đề tài đã tạo ra nhiều sản phẩm trung gian mang tính chất làm nền tảng cho chọn tạo giống trong tương lai:
– 16 ha mô hình, khảo nghiệm giống đã được xây dựng tại vùng cao Tây Bắc. Những mô hình, khảo nghiệm này bao gồm các bộ giống tốt, vừa là vật liệu để sản xuất các giống có chất lượng cao cho các kế hoạch trồng rừng trong tương lai, vừa là tập đoàn giống công tác có giá trị trong các chương trình chọn giống tiếp theo.
– 240 cây trội các loài bạch đàn vùng cao trong 3 khảo nghiệm hậu thế tại Thuận Châu, Sơn La (80 cây trội Bạch đàn grandis) trồng năm 2020; tại Mường Ảng, Điện Biên (80 cây trội Bạch đàn cloeziana) trồng năm 2020; tại Tam Đường, Lai Châu (80 cây trội Bạch đàn microcorys) trồng năm 2020; 70 cây trội bạch đàn lai UP, UG trong khảo nghiệm các tổ hợp lai tại Thuận Châu, Sơn La trồng năm 2021 đây sẽ là nguồn vật liệu có giá trị cho các chương trình chọn giống sau này.
– Đã đánh giá tính chất gỗ cho 11 dòng bạch đàn lai.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ ép định hình ván bóc gỗ rừng trồng tạo cấu kiện kích thước lớn sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất.
Các tin khác
- Nghiên cứu sinh Hà Tiến Mạnh bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Hội đồng tuyển dụng viên chức công bố quyết định trúng tuyển viên chức năm 2023
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024
- Hội thảo xin ý kiến đăng ký nhãn hiệu logo; Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu “Hạt Giổi Mường Tè”
- Thông báo danh sách trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức năm 2023