Thực hiện Quyết định số: 418/QĐ/KHLN-KH ngày 18/11/2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng năm 2022. Chủ nhiệm: TS. La Ánh Dương.
Mục tiêu chung:
Bảo tồn an toàn, lâu dài nguồn gen cây rừng phục vụ mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển lâm nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu năm 2022
- Xác định được khu phân bố, đặc điểm lâm học, chọn lọc và thu hái được hạt giống của ít nhất 30 cá thể Hoàng đàn giả tại Tuyên Quang, Quảng Ninh và Gia Lai.
- Đánh giá được mức độ đa dạng di truyền nguồn gen Bách tán đài loan.
- Lưu trữ, bảo quản an toàn cho 3904 lô hạt giống, bổ sung được ít nhất 30 lô hạt giống Hoàng đàn giả cho ngân hàng gen hạt giống.
- Xác định được phương pháp nhân giống cho Hoàng đàn giả và chăm sóc được cây con của các nguồn gen Sến mật, Bách tán đài loan, Gụ lau.
- Xây dựng được 1,0 ha rừng trồng bảo tồn chuyển chỗ Gụ lau và chăm sóc, bảo vệ được 6,0 ha rừng trồng bảo tồn chuyển chỗ Trúc vuông, Trúc hóa long, Cát sâm, Trà hoa vàng, Sưa đỏ, Đỗ quyên lá nhọn, Thiết đinh, Trắc, trong đó 1,0ha Trúc vuông, Trúc hóa long được trồng bổ sung đảm bảo mật độ.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra khảo sát mở rộng, xác định khu phân bố và đánh giá đặc điểm lâm học cho Hoàng đàn giả tại Tuyên Quang, Quảng Ninh và Gia Lai
Nội dung 2: Chọn lọc cây đại diện, thu hái hạt giống/vật liệu giống cho ít nhất 30 cá thể (10 cây/xuất xứ) của 3 xuất xứ Hoàng đàn giả
Nội dung 3: Đánh giá mức độ đa dạng di truyền nguồn gen Bách tán đài loan tại Lào Cai
Nội dung 4: Lưu giữ, bảo quản nguồn gen.
Nội dung 5: Xây dựng mới 1,0 ha rừng trồng bảo tồn chuyển chỗ Gụ lau và chăm sóc, bảo vệ, đánh giá sinh trưởng 6,0ha rừng trồng bảo tồn các loài Cát sâm, Trà hoa vàng, Đỗ quyên lá nhọn, Sưa đỏ, Thiết đinh, Trúc vuông, Trúc hóa long, Trắc; trồng bổ sung 1,0ha Trúc vuông, Trúc hóa long.
Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
– Điều tra mở rộng sẽ giúp hiểu kỹ hơn thực trạng một số loài cây quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Đặc biệt là Hoàng đàn giả có mức độ đe dọa rất nguy cấp.
– Xác định đặc điểm lâm học cho các quần thể và thu thập được nguồn gen sẽ có ý nghĩa cho việc định hướng nghiên cứu và khai thác các nguồn gen quý hiếm.
– Tập hợp được một số loài cây quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế, môi trường phục vụ mục đích trồng rừng bảo tồn và các nghiên cứu sau này:
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
– Thông qua việc tập hợp các loài (nhất là các loài có giá trị kinh tế cao) sẽ giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận hơn trong việc sử dụng chúng vào trồng rừng có giá trị kinh tế cao.
– Các loài cây bản địa sẽ là những loài cây và những giống có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng).
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Hội thao Chào mừng 60 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Giống keo tai tượng nội chất lượng vượt trội hạt nhập khẩu
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Quế Trà My của tỉnh Quảng Nam.
- Thông báo quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức năm 2022
- Hội thảo “Tăng cường năng lực trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển cây Mắc ca tại Việt Nam”