Thực hiện Quyết định số: 234/QĐ/KHLN-KH ngày 22/6/2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cho vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Văn Thắng.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ.
Mục tiêu:
– Chọn được giống quế có năng suất vỏ cao hơn 15%, hàm lượng tinh dầu cao hơn 10% so với trung bình trong sản xuất tại 3 vùng gồm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
– Xây dựng được vườn cung cấp giống đã được cải thiện.
– Hoàn thiện được biện pháp kỹ thuật trồng, khai thác, sơ chế, bảo quản vỏ quế.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Đánh giá thực trạng nguồn giống, gây trồng, khai thác, chế biến và thị trường quế tại 3 vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ:
– Đánh giá hiện trạng nguồn giống và gây trồng quế tại 3 vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ
– Đánh giá hiện trạng khai thác, chế biến và thị trường quế tại 3 vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Nội dung 2: Nghiên cứu chọn giống và khảo nghiệm giống
– Nghiên cứu đặc điểm hình thái một số giống quế hiện đang được gây trồng trong sản xuất ở từng vùng.
– Chọn lọc cây trội quế theo năng suất vỏ và hàm lượng, thành phần tinh dầu.
– Khảo nghiệm hậu thế kết hợp xây dựng vườn giống hữu tính quế.
Nội dung 3: Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh quế.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đem trồng tới sinh trưởng và năng suất rừng quế.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của bón thúc đến sinh trưởng và năng suất của rừng quế.
Nội dung 4: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản quế.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi khai thác đến năng suất vỏ, hàm lượng tinh dầu từ vỏ, cành lá và hiệu quả kinh doanh rừng quế.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ khai thác đến năng suất vỏ, hàm lượng tinh dầu từ vỏ, cành lá và hiệu quả kinh doanh rừng quế.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp sấy đến chất lượng vỏ quế.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến chất lượng vỏ quế.
Nội dung 5: Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, khai thác, sơ chế, bảo quản vỏ quế.
Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại:
– Bổ sung nguồn giống quế có chất lượng cao cho vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ đây là loài cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng quế.
– Cung cấp cơ sở khoa học tương đối hoàn thiện từ đặc điểm sinh học, thực trạng gây trồng khai thác, chế biến, thị trường quế, chọn và khảo nghiệm giống, kỹ thuật trồng thâm canh, khai thác, sơ chế, chế biến và bảo quản vỏ quế làm cơ sở phát triển và nhân rộng mô hình ở 3 vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
– Ngoài ra, đề tài cũng sẽ phân biệt được các giống/loài quế của từng vùng, chọn và xây dựng được nguồn giống có chất lượng tốt, cũng như biện pháp trồng thâm canh, khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm quế nhằm cung cấp nguyên liệu tốt nhất cho tiêu dùng và xuất khẩu từ đó nâng cao giá trị gia tăng, giá trị sản xuất ngành ở các vùng nghiên cứu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Bổ sung mô hình thí nghiệm thực địa cho đơn vị, đáp ứng công tác nghiên cứu, theo dõi và đánh giá lâu dài. Là nguồn cung ứng giống chất lượng cao trong tương lai.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch trồng rừng quế có năng suất chất lượng cao từ khâu lấy giống, nhân giống, trồng thâm canh, khai thác, chế biến và bảo quản vỏ quế.
+ Là tài liệu tham khảo có cơ sở liên quan đến cây cho tinh dầu sử dụng cho việc giảng dạy, tập huấn phổ biến kiến thức trồng một loài cây lấy tinh dầu cụ thể.
– Thông qua sử dụng giống mới đã được chọn lọc, sẽ tăng được năng suất rừng trồng, góp phần cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân tham gia trồng rừng ở 3 vùng nghiên cứu.
– Kết quả nghiên cứu của đề tài có vai trò thúc đẩy công tác gây trồng phát triển rừng quế theo hướng có năng suất cao, bền vững góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, giữ nước, điều hoà không khí.
– Ngoài lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường trực tiếp đưa ra ở trên thì rừng quế còn có vai trò lớn trong ứng phó với biến đổi khí hậu do đây là loài cây sinh trưởng tương đối nhanh có sinh khối lớn, lưu trữ lượng các bon cao
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Mã số: ĐTĐL.XH-04/18
- Hội thảo giữa kỳ Dự án AFoCO “Cải thiện giống Thông caribê (Pinus caribaea Morelet) để phục vụ trồng rừng trên đất thoái hóa vùng núi phía Bắc Việt Nam”
- Hội thảo khởi động phi dự án “Tăng cường năng lực giám định gỗ hướng tới xây dựng và vận hành hiệu quả Trung tâm giám định gỗ ở Việt Nam (V-WISC)”
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
- Hội thảo khởi động Dự án “Phục hồi đất lâm nghiệp bị suy thoái có khả năng sa mạc hóa tại vùng Tây Bắc Việt Nam bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp”