Đất cát ven biển Việt Nam có 502.045 ha, chiếm 1.4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, là vùng đất đang bị sa mạc hoá do điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, nạn cát bay, cát trôi xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, công cuộc chống sa mạc hoá đang đặt ra cấp bách mà giải pháp hữu hiệu là phải xây dựng được các dải rừng phòng hộ để cải thiện khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của vùng nói chung và canh tác nông lâm nghiệp có hiệu quả nói riêng.
Việc điều tra, đánh giá khả năng phòng hộ của các đai rừng hiện có để có hướng xây dựng hệ thống đai rừng phòng hộ vùng cát ven biển đã được đặt ra. Qua điều tra, khảo sát chúng tôi đã lựa chọn các đai rừng để nghiên cứu có đặc trưng sau: Hệ thống đai rừng tạo thành mạng lưới, đai chính vuông góc hoặc gần vuông góc với hướng gió hại chính và các đai rừng nằm kề nhau từ sát biển trở vào; cây trồng trong đai đến tuổi thành thục (> 10 tuổi), tán lá của đai rừng không bị vỡ, tạo thành đai rừng tương đối kín tán. Kết quả điều tra đã lựa chọn được các đai rừng phi lao (TL) ở Triệu Lăng- Triệu Phong – Quảng Trị, các đai rừng phi lao (HA) ở Hải An – Hải Lăng – Quảng Trị và keo lá tràm (QD) ở Quảng Lợi – Quảng Điền – Thừa Thiên Huế. Các đai rừng được chọn để nghiên cứu có các đặc trưng ghi ở biểu dưới đây:
1. Đặc trưng của các đai rừng nghiên cứu
Biểu 1: Đặc trưng của các đai rừng nghiên cứu khả năng phòng hộ
Ký hiệu đai |
Loài cây |
Mật độ (cây/ ha) |
Đặc trưng sinh trưởng |
Đặc trưng độ kín đai |
Thảm khô (kg/m2) |
|||||||
D1.3 (cm) |
Hvn (m) |
Hdc (m) |
Dt (m) |
Chiều rộng đai (m) |
Độ tàn che |
Độ kín dọc |
Độ kín ngang |
Mức độ đặc (m3) |
||||
TL1 |
Phi lao |
1700 |
10,4 |
10,9 |
3,4 |
3,4 |
26 |
0,4 |
0,7 |
0,3 |
60 |
0,25 |
TL2 |
Phi lao |
3450 |
8,8 |
8,3 |
1,9 |
3,0 |
7 |
0,8 |
1,3 |
0,7 |
53 |
0,33 |
HA1 |
Phi lao |
2200 |
8,6 |
9,2 |
3,6 |
3,1 |
90 |
0,7 |
0,8 |
0,4 |
265 |
0,62 |
HA2 |
Phi lao |
3625 |
7,4 |
7,9 |
2,3 |
2,7 |
4 |
0,7 |
1,2 |
0,5 |
19 |
0,50 |
QD |
Keo lá tràm |
3286 |
7,7 |
8,2 |
3,4 |
2,4 |
16 |
0,8 |
1,6 |
0,6 |
126 |
0,70 |
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Tiềm năng bột giấy của gỗ thông Caribê,Trồng ở nước ta
- Tìm hiểu về cách xác định một số tính chất vật lý của tre dựa trên mẫu thí nghiệm kích thước nhỏ không khuyết tật
- Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của cây con vạng trứng (endospermum chinensis benth)
- Nhân giống một số loài cây trồng rừng có năng suất,chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô.
- Đánh giá thực trạng rừng trồng keo và bạch đàn ở nước ta trong những năm qua