Dự án “ Tăng cường sản xuất ván mỏng từ gỗ keo và bạch đàn ở Việt Nam và Australia” – FST 2008/039

Tóm tắt dự án

Nền tảng

Việt Nam đang sở hữu một nền công nghiệp sản xuất và xuất khẩu nội thất rất lớn, với giá trị xuất khẩu đạt 2.8 tỷ USD trong năm 2008. Lượng gỗ nhập khẩu dùng trong ngành công nghiệp này cũng ở mức đáng kể với chi phí ở mức 854 triệu USD trong năm 2009. Việt Nam có những rừng trồng keo rất lớn (300-400 ngàn hecta) và bạch đàn (500 ngàn hecta). Những hỗ trợ lớn từ ACIAR đã giúp xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên này. Hiện nay chúng đang được sử dụng chủ yếu để sản xuất bột gỗ làm giấy có giá trị thấp. Keo và bạch đàn từ các khu rừng tự nhiên ở Úc từ lâu đã được sử dụng để sản xuất ván mỏng đặc biệt, nhưng việc trồng keo và bạch đàn cho mục đích sản xuất này vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Mục đích của dự án là thúc đẩy cao hơn giá trị sử dụng của gỗ keo và bạch đàn ở Việt Nam bằng cách tối ưu hóa sản xuất ván mỏng từ nguồn tài nguyên này.

Logo-veneer

Mục tiêu

Mục tiêu cốt lõi: 1. phân tích nguồn lực sẵn có, chuỗi cung ứng, phương pháp chế biến gỗ và để hỗ trợ thị trường tập trung vào sản phẩm ván mỏng và các sản phẩm làm từ ván mỏng. Điều này sẽ bao gồm việc đánh giá về chuỗi giá trị của ván mỏng và phân tích tiềm năng để chứng thực cho các tác động có lợi. 2. Điều tra và tối ưu hóa quá trình hiện tại: phát triển phương pháp xử lí tối ưu theo chất lượng và kích thước của khối gỗ keo hoặc bạch đàn trồng 3. Thử nghiệm và phát triển các phương pháp xử lí mới và các sản phẩm từ ván mỏng: kỹ thuật mới sẽ được thử nghiệm để tăng sự phục hồi và chất lượng cũng như cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm làm từ gỗ keo và bạch đàn. 4. Theo dõi và phân tích các tác động kinh tế tới chủ sở hữu nhỏ và các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ trong suốt dự án, và điều tra tiềm năng sáng tạo giá trị mới 5. Thực hiện giáo dục và đào tạo liên quan đến sản xuất và sử dụng ván mỏng trong sản xuất.

Dựa trên sự khác biệt giữa giá trị của bột gỗ làm giấy và ván mỏng, lợi nhuận thu về cho các chủ sở hữu nhỏ ở Việt Nam từ thị trường gỗ ván mỏng sẽ là khoảng hàng chục triệu đô la mỗi năm. Dẫn dắt bởi DAFF, dự án sẽ được tiến hành bởi một nhóm các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm từ DAFF, đại học Melbourne, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, đại học Lâm Nghiệp, tổ chức Sáng Kiến Thịnh Vượng, GIZ và bộ máy xử lý thương mại. Dự án sẽ bổ trợ mạnh mẽ cho dự án đang tiến hành tại Úc về sản xuất ván mỏng từ rừng bạch đàn trồng.

Phương pháp

Phương pháp sẽ áp dụng chặt chẽ các cách tiếp cận đã được minh chứng là rất thành công trong dự án khác. Việc phân tích ngành công nghiệp và giá trị chuỗi sẽ được dựa trên việc điều tra phù hợp và sự phân tích của các chuyên gia có liên quan. Việc phát triển kỹ thuật của phương pháp tiếp cận mới và các sản phẩm kĩ thuật mới sẽ được tiến hành cùng lúc tại Úc và Việt Nam, tập trung vào những phương pháp đang được thử nghiệm và mở rộng bởi đối tác trong ngành. Thông qua chuỗi giá trị, phân tích tiềm năng phân phối của lợi ích kinh tế tích lũy từ dự án sẽ được thực hiện bởi Tổ chức Sáng Kiến Thịnh Vượng, phản ánh công việc tuyệt vời của họ với các sản phẩm kĩ thuật từ tre. Sự tham gia không thể tách rời của các doanh nghiệp thành công trong dự án sẽ là chiến lược quan trọng để tạo sự hấp dẫn cho ngành công nghiệp này. Sử dụng các cơ sở huấn luyện về các sản phẩm từ gỗ và các chuyên gia GIZ tại Việt Nam cũng sẽ được chú trọng, bao gồm việc cấp giấy chứng nhận.

Xem thêm: http://veneervalue.com/vn/

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]