Điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt để chuyển hoá thành rừng giống tại các tỉnh Nam Bộ và tây nguyên (1997-1998)

Phạm Đình Tam

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Giống là một khâu hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Đặc biệt là trong sản xuất lâm nghiệp hầu hết các cây rừng đều có chu kỳ kinh doanh dài, điều kiện canh tác khó khăn, mức độ thâm canh thấp nên khâu giống lại càng quan trọng hơn.

Theo dự án trồng 5 triệu ha rừng từ nay đến 2010 của Chính phủ, các tỉnh Nam Bộ phải trồng khoảng 377.800 ha rừng và Tây Nguyên phải trồng khoảng 495.000 ha, mỗi năm bình quân các tỉnh phải trồng khoảng 40.000 ha và hàng chục triệu cây phân tán bao gồm các loài cây bản địa như sao, dầu, vên vên, tếch, gõ đỏ, dáng hương, gụ mật, giổi, trám, thông, muồng đen, đước, tràm cừ,… và nhóm cây nhập nội như keo, bạch đàn,… Như vậy, nhu cầu giống để phục vụ cho kế hoạch trồng rừng trong vùng là rất lớn.

Hiện nay khả năng cung cấp giống của các loài nói trên từ các rừng giống, vườn giống đã được đầu tư xây dựng đều chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo thống kê của Công ty Giống Trung ương thì lượng hạt giống được cung cấp từ các rừng giống này chỉ đáp ứng được 15-20% nhu cầu, còn lại chủ yếu là thu hái từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, trong số đó nhiều loại giống thu hái xô bồ, kém phẩm chất và thiếu kiểm soát. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng rừng trồng, thậm chí nhiều nơi tỷ lệ sống kém và không thành rừng. Để khắc phục được tình trạng này, cùng với việc đẩy mạnh chương trình cải thiện giống và xây dựng các vườn giống có chất lượng cao, trước mắt cần phải xây dựng hệ thống rừng giống chuyển hoá để cung ứng kịp thời hạt giống tốt cho trồng rừng.

Xuất phát từ thực tế đó, Bộ NN và PTNT đã phê duyệt dự án “Điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt để chuyển hoá thành rừng sản xuất giống tại các tỉnh NamBộ và Tây Nguyên“. Viện KHLN Việt Namlà cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì cùng với sự phối hợp của một số cơ quan quanh Bộ và các địa phương thuộc vùng dự án.

I. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

1. Mục tiêu

– Tuyển chọn được một số diện tích rừng có chất lượng tốt để chuyển hoá thành rừng giống, chuẩn bị các cơ sở vật chất kỹ thuật tiến tới chủ động sản xuất một lượng hạt giống tốt, ổn định cung cấp cho chương trình trồng rừng trong vùng và toàn quốc trong nhiều năm trước mắt.

– Nâng cao một bước chất lượng hạt giống, loại trừ dần và tiến tới chấm dứt việc sử dụng hạt giống xô bồ, kém phẩm chất và không rõ nguồn gốc.

– Góp phần nâng cao năng suất rừng trồng và làm cơ sở cho chương trình cải thiện giống trong tương lai.

2. Nội dung

– Điều tra đánh giá thực trạng về giống lâm nghiệp của 10 tỉnh Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) và 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng).

– Điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt để chuyển hoá thành rừng sản xuất giống của các tỉnh nói trên bao gồm các loài cây chính là keo tai tượng, keo lá tràm và các loài cây bản địa như muồng đen, tếch, sao đen, dầu rái,… với diện tích 2.300 ha.

– Tập huấn kỹ thuật, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật tuyển chọn các lâm phần tốt để chuyển hoá thành rừng sản xuất giống phục vụ cho thực thi dự án.

3. phương pháp

– Sử dụng chọn lọc các kết quả điều tra cơ bản của các công trình nghiên cứu có liên quan, các tài liệu văn bản có tính pháp lý đã được công bố.

– áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát kết hợp sử dụng phương pháp RRA và PRA để đánh giá điều kiện TNDSKT và thực trạng giống lâm nghiệp của các tỉnh trong vùng dự án.

– ứng dụng phương pháp điều tra theo tuyến, phương pháp ô tiêu chuẩn để điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt và thu thập số liệu ngoại nghiệp để lập hồ sơ cho các khu rừng giống đã tuyển chọn.

– Phương pháp chuyên gia.

– Phần tổng hợp tính toán số liệu được thực hiện trên máy vi tính và đã ứng dụng phần mềm Foxpro và chương trình Mapinfor để quản lý số liệu của dự án.

III Kết quả thực hiện dự án

1. Điều tra nhu cầu sử dụng và khả năng cung cấp giống phục vụ trồng rừng của các tỉnh thuộc vùng dự án

* Về tiềm năng đất đai của các tỉnh

Các số liệu được thống kê trong biểu dưới đây:

Biểu 1. Tiềm năng đất lâm nghiệp của các tỉnh (1000ha)

TT Vựng/t?nh T?ng

DTTN

é?t lõm nghi?p T? l? di?n tớch d?t LN/ DTTN é? che ph? r?ng
Tổng Đất có rừng Đất trống
I NamBộ 5442.6 1288.7 672.7 616.0 20.47 10.69
1 Đồng Nai 586.8 230.2 143.1 87.1 39.23 24.39
2 Bình Dương 946.4 453.9 249.8 204.1 47.96 26.39
3 Bình Phước 196.5 67.5 27.9 39.6 34.35 14.20
4 Bà Rịa – VTàu 400.3 96.2 40.1 56.1 24.03 10.02
5 Tây Ninh 433.8 24.1 18.9 5.2 5.56 4.36
6 Long an 342.4 58.8 9.5 49.3 17.17 2.77
7 An Giang 624.3 117.4 52.8 64.6 18.81 8.46
8 Kiên Giang 768.9 154.4 105.7 48.7 20.08 13.75
9 Bạc Liêu 1995.2 86.2 24.9 61.3 4.32 1.25
II Cà Mau 5674.3 3266.6 2111.8 1154.8 57.57 37.22
1 Các tỉnh khác 1621.2 790.7 349.2 441.5 48.77 21.54
2 Tây nguyên 1055.8 775.0 491.6 283.4 73.40 46.56
3 Gia Lai 1980.0 1136.6 929.4 207.2 57.40 46.94
4 Kon Tum 1017.3 564.4 341.6 222.7 55.47 33.58

* Kế hoạch trồng rừng của các tỉnh đến 2010

– Trồng rừng tập trung: Trên cơ sở quỹ đất còn lại, căn cứ vào quy hoạch trung theo dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, dự án đã làm việc với các tỉnh và tập hợp được kế hoạch trồng rừng từ nay đến 2010 như sau:

Biểu 2. Kế hoạch trồng rừng đến 2010 (1000ha)

TT Vùng/tỉnh Tổng Phân ra
diện tích Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất
I NamBộ 377.8 125.0 9.5 242.5
1 Đồng Nai 30.0 0 0 30.0
2 Bình Dương 0 0 0 0
3 Bình Phước 60.0 20.0 0 40.0
4 Bà Rịa – VTàu 25.0 0 0 25.0
5 Tây Ninh 40.0 25.0 0 15.0
6 Long an 30.0 0 0 30.0
7 An Giang 19.0 15.0 1.0 3.0
8 Kiên Giang 68.0 34.0 7.0 27.0
9 Bạc Liêu 4.0 2.0 0 2.0
10 Cà Mau 53.0 2.0 1.0 50.0
11 Các tỉnh khác 48.8 27.0 0.5 20.5
II Tây nguyên 495.0 87.6 8.6 398.8
1 Gia Lai 125.0 15.6 0.6 108.8
2 Kon Tum 100.0 30 0 70
3 Đắk Lắk 180.0 27 8 145
4 Lâm Đồng 90.0 15 0 75

– Trồng cây phân tán: Loài cây chính được tuyển chọn gồm bạch đàn, keo, muồng đen, sao đen, dầu rái và các loài cây hoa khác. Lượng cây phân tán của các tỉnh Nam Bộ từ nay đến năm 2010 dự kiến khoảng 20 triệu cây, tương đương 20 nghìn ha và các tỉnh Tây Nguyên là 6 triệu cây, tương đương 6 nghìn ha.

* Nhu cầu sử dụng giống phục vụ trồng rừng đến năm 2010 của các tỉnh

Trên cơ sở tổng hợp diện tích trồng rừng đến năm 2010 của các tỉnh và định mức hạt giống trồng rừng từng loài cây của Công ty Giống Lâm nghiệp TW, nhu cầu hạt giống phục vụ cho dự án trồng 5 triệu ha rừng của các tỉnh được quy ra diện tích là 5.690 ha. Hiện nay, diện tích rừng giống được đầu tư theo chương trình 327 của các tỉnh vùng dự án đảm bảo có thể lấy giống được là 623,9 ha. Như vậy, diện tích rừng giống cần chuyển hoá còn thiếu khoảng 5.000 ha các loại.

2. Điều tra đánh giá các rừng giống và vườn giống đã có của địa phương

* Khối lượng và quy mô các dự án

Sau chỉ thị 06 của Bộ Lâm nghiệp cũ tháng 5 năm 1993, hàng loạt các dự án xây dựng rừng giống cả nước được phê duyệt và đầu tư theo nguồn vốn 327. Trong đó các tỉnh Nam Bộ có 7 dự án, Tây Nguyên có 5 dự án với qui mô 1.067,78 ha, bao gồm các loài cây: Tếch, dầu rái, sến cát, vên vên, gõ đỏ, đước, tràm, trám, giổi, sao xanh, thông ba lá, … Hầu hết các dự án đều tập trung vào chuyển hoá rừng tự nhiên và rừng trồng thành rừng sản xuất giống, chỉ có 2 dự án trồng mới hoàn toàn là dự án trồng 15 ha rừng tếch và 2 ha rừng gõ đỏ của Công ty LN La Ngà – Đồng Nai và Dự án trồng 14 ha rừng sao xanh của Trung Tâm NC Thực nghiệm và Giống LN Gia Lai.

* Tình hình thực hiện các dự án theo QĐ phê duyệt của Bộ

Qua kiểm tra đánh giá thực tế (1997 – 1998) đã cho thấy hầu hết các dự án không hoàn thành đúng tiến độ, trong đó có 8 dự án đạt được 70 – 90% kế hoạch, 1 dự án đạt 50 – 70%, 2 dự án đạt dưới 50% và đặc biệt có 1 dự án không triển khai dược chút nào.

* Hiệu quả của các dự án xây dựng rừng giống

– Về các thủ tục thẩm định phê duyệt dự án: Hầu hết các địa phương đều tuân thủ các bước tiến hành đảm bảo đúng các quy định về pháp lý để dự án được phê duyệt hợp lệ. Tồn tại chính trong khâu này là việc khảo sát hiện trường thiếu kỹ lưỡng dẫn đến một số dự án chọn đối tượng không phù hợp, cụ thể như dự án chuyển hoá rừng giống sến cát + vên vên tại Bình Châu – Phước Bửu – Bà Rịa – Vùng Tàu, diện tích rừng chuyển hoá được thiết kế trong vùng bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên nên không thể triển khai được.

– Về chất lượng triển khai các dự án:Như phần tiến độ đã đề cập đến có 9 dự án mới hoàn thành 50% khối lượng công việc, 2 dự án mới hoàn thành được 30% và đặc biệt có 1 dự án không thực hiện được, điều này đã thể hiện rằng việc quan tâm để xây dựng các dự án giống của các cấp quá yếu.

– Về hiệu quả: Qua khảo sát đánh giá 12 dự án giống đã được nhà nước đầu tư theo nguồn vốn của chương trình 327 cho thấy có 623,9 ha/1.067,78 ha, chiếm 58,4% là còn có khả năng kinh doanh rừng giống. Số còn lại không thể tiếp tục sản xuất giống, vì chọn đối tượng không phù hợp nên không thể tác động các biện pháp lâm sinh để chuyển hoá rừng giống, địa phương đã có tờ trình chuyển mục đích sử dụng, bão và cháy rừng đã làm hư hỏng toàn bộ lâm phần đã tuyển chọn.

Số diện tích có khả năng tiếp tục kinh doanh rừng giống được phân ra các mức độ như sau:

+ Lâm phần có thể lấy giống ngay là 455,3 ha.

+ Lâm phần cần tác động trong 3 năm tới để thu giống là 168,6 ha.

3. Điều tra tuyển chọn rừng giống

* Điều tra sơ tuyển

Dự án đã khảo sát 10 tỉnh Nam Bộ và 4 tỉnh Tây Nguyên, thu thập các số liệu về đặc trưng lâm phần (mật độ, chiều cao, đường kính, sinh trưởng,…) đã chọn được 6.830 ha, trong đó Nam Bộ là 3.330 ha, Tây Nguyên là 3.500 ha, 2.830 ha thuộc rừng tự nhiên và 4.000 ha rừng trồng.

* Điều tra tuyển chọn rừng giống chính thức

Qua điều tra khảo sát 6.830 ha rừng các loại, dự án đã chọn được 2.300 ha lâm phần tốt để chuyển hoá thành rừng sản xuất giống tại 10 tỉnh Nam Bộ và 4 tỉnh Tây Nguyên, trong đó có 600 ha rừng ngập mặn, 1.700 ha rừng các loại. Rừng tự nhiên 920 ha (chiếm 40% tổng số), rừng trồng 1.380 ha (chiếm 60%). Hầu hết số diện tích đã tuyển chọn đều đạt trên các tiêu chuẩn theo quy phạm 1993 quy định, rừng đều có hồ sơ rõ ràng và có chủ quản lý.

* Phân loại các lâm phần đã tuyển chọn

Trong 2.300 ha đã tuyển chọn chính thức, dự án đã phân loại thành 4 cấp chất lượng khác nhau: Loại rừng có thể lấy giống ngay gồm 1.868 ha (chiếm 81,22%), loại rừng sau 3 năm mới lấy giống gồm 245 ha (chiếm 10,65%), loại rừng sau 5 năm gồm 80 ha (chiếm 3,48%), loại không thể lấy giống được do thiên tai và cháy rừng năm 1998 có diện tích là 107 ha (chiếm 4,65%).

Biểu 3. Thống kê chất lượng rừng giống đã tuyển chọn

TT Loài cây Diện tích Địa phương Đề xuất các biện pháp kỹ thuật
1- Các lâm phần có thể lấy giống ngay: 1.868 ha (81,22%)
1 Keo tai tượng 30 LôTN1, 2, 4, 5, 6 – TrạmTNChơn Thành – Bình Long – Bình Phước Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
2 Keo tai tượng 50 K5 – TK 1294 – LT KrôngAna Đắk Lắk. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
3 Keo tai tượng 20 K2- TK102, K4 – TK98 – LT Mã Đà – Đồng Nai Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
4 Tếch 100 Lô 8, 10, 23 – TK40 – Công ty LN La Ngà – Định Quán – Đồng Nai Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
5 Tếch 9 K5, K6-TK 572 – LT Đức Lập – Đắk Lắk. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
6 Tếch 80 Khoảnh 7 – TK111, K1, K3 – TK122, K3 – TK127, K2 – TK130, K4 – TK136 – LT Mã Đà – Đồng Nai Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
7 Dáng hương 100 K1, K5, K6, K9, K10, K11 – TK43 – Tân Hoà – Tân Châu – Tây Ninh Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
8 Dáng hương + căm xe 20 K4 – TK15 – Trạm KL Tịnh Biên – An Giang Nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
9 Đước 100 Lô: 4a, 4b, 4c – K4, Lô: 5a, 5b – K5 – TK127 – Ban QL rừng Tam Giang III – Ngọc Hiển – Cà Mau Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
10 Đước 90 Lô: 0191, 0190, 0213, 0214, 0215, 0216, 0217 – K6, Lô: 0247, 0248, 0249, 0250, 0251, 0254 – K7 – TK11 – Lâm ngư trường 184 – Ngọc Hiển – Cà Mau Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
11 Đước 153 Lô: 195, 196 – K10, lô 201 – K20, lô 211 – K21 – TK 122 – Phân trường II – LNT Kiến Vàng – Ngọc Hiển – Cà Mau Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
12 Đước 50 Lô:1, 2, 7, 8, 9, 10 – K22 – TK180 – LT Long Thành – Đồng Nai Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
13 Tràm cừ 50 Lô: 1d – K1, lô: 2a, 2b, 2c, 2d, 2e – K2- TK6 – Trạm KL Trà Sư – Tịnh Biên – An Giang Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
14 Tràm cừ 50 Lô 3 – LT Tân Hưng – Long An Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
15 Keo lá tràm 50 Lâm trường Madrắc – Đắk Lắk Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
16 Giổi xanh 50 K5-TK254 – LT Đắk Tô – Kon Tum. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
17 Trám 85 Lâm trường Thuận An – Đắk Lắk. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
18 Giổi + trám 150 Khoảnh 2, 3, 4, 6, 7 Tiểu khu 867 Trung tâm TNLN Kon Hà Nừng. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
19 Vên vên 100 K8, K9 – TK89, K2- Tk91 – Phân trường IV – LT Tân Phú – Đồng Nai Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
20 Gõ Mật 100 K5, K6 – TK86 – Phân trường IV – LT Tân Phú – Đồng Nai Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
21 Dầu song nàng 50 K1, K4 – TK103, K2, K3 – TK105 – LT Mã Đà – Đồng Nai Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
22 Muồng đen 6 K5, K6-TK 572 – LT Đức Lập – Đắk Lắk. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
23 Thông 3 lá 150 K501, K701, K703, K706, K802, K803 – Trạm Xuân Thọ – Xí nghiệp Giống LNvùng Tây Nguyên – Lâm Đồng. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
24 Thông nhựa 50 K1 – TK 446 – Xí nghiệp Giống LNvùng Tây Nguyên – Lâm Đồng. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
25 Trắc 50 K3 – TK 541, K2- TK 542 – Lâm trường Kon Tum – Kon Tum. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
26 Hồng tùng 50 K2,K5-TK442 – LT Măng La – Kon Tum. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
27 Pơ mu + Thông 5 lá 50 TK 40 – LT Măng La – Kon Tum. Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
28 Bạch đàn urô 25 Công ty nguyên liệu Plêi Ku – Gia Lai Tỉa thưa, nuôi dưỡng, CHRG
2- Các lâm phần có thể thu giống sau 3 năm: 245 ha (10,65%)
1 Dầu rái + Sao đen 20 K4 – Trạm KL Xuân Sơn – Hạt KL Châu Đức – Bà Rịa – Vũng Tàu Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
2 Sao đen 100 K1, K3, K5, K6, K7 – Trạm KL Xuân Sơn – Hạt KL Châu Đức – Bà Rịa – Vũng Tàu Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
3 Keo lá tràm 100 Lô: 6, 7, 9 – TK37 – LT Xuyên Mộc – Bà Rịa – Vũng Tàu Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
4 Bạch đàn urô 25 Công ty nguyên liệu Plêi Ku – Gia Lai Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
3- Các lâm phần có thể lấy giống sau 5 năm: 80 ha (3,48%)
1 Dầu rái 80 K3, K6 – TK65 – Dương Minh Châu – Tây Ninh Tỉa thưa, nuôi dưỡng, ch. hoá rừng giống
4- Diện tích không thể lấy giống được (do bị cháy, bão, … sau khi tuyển chọn): 107 ha (4,65%)
1 Tràm cừ 65 K14, K16 – TK1 – BQL rừng PH U Minh – An Minh – Kiên Giang Chuyển mục đích khác
2 Tràm cừ 42 Lô: 635, 636, 637, 638, 639 – K9 – TK10 – Phân trường I – LNT Sông Trẹm – Thới Bình – Cà Mau Chuyển mục đích khác

4. Các nội dung khác

Để phục vụ cho quá trình điều tra, tuyển chọn các lâm phần tốt đồng thời chuẩn bị cho bước chuyển hoá sau khi kết thúc dự án. Một số nội dung khác đã được dự án đề cập đến và kết quả thực hiện được như sau:

– Xây dựng 17 hướng dẫn kỹ thuật tuyển chọn và chuyển hoá cho 17 loài cây nằm trong danh mục các loài cây tuyển chọn để áp dụng trong phạm vi của dự án.

– Mở 10 lớp tập huấn nhỏ cho cán bộ điều tra viên của dự án và địa phương để nắm vững phương pháp điều tra và áp dụng ngay tại hiện trường.

IV- Kết luận

1. Tiềm năng đất lâm nghiệp của các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên còn nhiều. Theo dự án trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ thì các tỉnh này phải trồng mới 872.800ha, vì vậy nhu cầu giống để phục vụ trồng rừng ở các tỉnh này cũng rất lớn. Nếu tính chung cho các loại thì cần khoảng 2 triệu tấn từ nay đến 2010, mỗi năm ước khoảng 200.000 tấn hạt giống, tương ứng với khoảng 5.700 ha rừng chuyên sản xuất giống.

2. Khoảng 20% lượng hạt giống do Xí nghiệp Giống TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt cung cấp là có nguồn gốc tương đối rõ ràng, qua kiểm nghiệm, số còn lại các địa phương đều thu mua tự do, xô bồ, chất lượng hạt giống kém.

3. Tiềm năng cung cấp giống của các địa phương 2 vùng Nam Bộ và Tây Nguyên rất lớn. Nhiều lâm phần đủ tiêu chuẩn để cung cấp các nguồn giống tốt, loài cây đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế cao cần được Bộ quan tâm để xây dựng rừng giống đáp ứng được nhu cầu trong vùng và cả nước.

4. Qua khảo sát 12 dự án xây dựng rừng giống được đầu tư từ nguồn vốn 327 của các tỉnh cho thấy chất lượng các rừng giống quá kém, hiệu quả thấp, chỉ có 10/12 dự án có khả năng tiếp tục kinh doanh rừng giống. Lượng hạt giống nếu lấy từ các rừng giống đã chuyển hoá chưa đáp ứng được 10% nhu cầu giống của các tỉnh. Việc quản lý và chỉ đạo các dự án thiếu chặt chẽ, một số dự án thẩm định sơ sài, đặc biệt là nhiều dự án hết thời gian triển khai nhưng không có nghiệm thu.

5. Dự án đã tuyển chọn được 2.300 ha lâm phần tốt để chuyển hoá thành rừng giống, trong đó vùng Nam Bộ là 1500 ha, Tây Nguyên là 800 ha; phân bố ở rừng tự nhiên là 920 ha, rừng trồng là 1.380 ha; cây nhập nội 300 ha, cây bản địa 2.000 ha thuộc 22 loài phổ biến ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

6. Chất lượng của các lâm phần tu

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]