– Nghiên cứu và ứng dụng nâng cao năng năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng của Viện Khoa học Lâm nghiệp đã có những kết quả khả quan, thưa ông?
GS.TS Võ Đại Hải: Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng, trước hết phải nâng cao năng suất và chất lượng giống cây trồng. Trong thời gian qua, Viện đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận gần 200 giống, chiếm trên 90% lượng giống cây lâm nghiệp được Bộ công nhận. Các giống được công nhận đều có năng suất cao, đạt bình quân từ 20 – 40 m3/ha/năm, tăng gấp 2 lần so với trước đây. Nhiều giống có chất lượng gỗ tốt, thân thẳng, cành nhỏ, đáp ứng được yêu cầu chế biến đồ mộc xuất khẩu chất lượng cao; tỷ lệ lợi dụng gỗ trong chế biến tăng. Một số giống như các dòng keo lai, bạch đàn lai đã được sử dụng phổ biến trong trồng rừng hiện nay với diện tích trên 400.000ha. Viện đã chuyển giao các giống gốc cho nhiều cơ sở sản xuất giống trên cả nước.
Ngoài các loài cây nhập nội mọc nhanh, Viện đã bước đầu nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng gỗ lớn cho một số loài cây bản địa có triển vọng. Đối với những loài cây lâm sản ngoài gỗ, viện cũng đã xây dựng các quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng rừng thâm canh và kỹ thuật sơ chế và chế biến cho Trám đen, Trám trắng, Dó bầu, Lai, Trúc sào, Mây nếp, Song mật, Quế, Hồi, Thảo quả và Ba kích.
Bên cạnh công tác về giống, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cũng góp phần nâng cao năng năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng. Trong nhiều năm qua, Viện đã tập trung nghiên cứu nhiều giải pháp để phát triển và quản lý bền vững rừng trồng kinh tế.
Về công nghiệp rừng, Viện đã nghiên cứu, chế tạo thiết bị ép và công nghệ sản xuất ván ép biến tính nhiều lớp kích thước lớn từ gỗ rừng trồng; thiết kế và chuyển giao nhiều máy băm dăm gỗ rừng trồng. Đã nghiên cứu thiết kế, xây dựng và lắp đặt thành công nhà giâm hom cây lâm nghiệp cải tiến và đã nghiên cứu công nghệ bảo quản gỗ rừng trồng để nâng cao độ bền tự nhiên gỗ.
– Thưa Ông, chương trình rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam đã mang lại kết quả như thế nào ?
Qua nhiều năm nghiên cứu, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng rừng cho 30 loài cây bản địa phục vụ công tác trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng phòng hộ, lâm sản ngoài gỗ, làm giàu rừng, phục hồi hệ sinh thái. Ví dụ, quy trình kỹ thuật trồng rừng trên đất cát nội đồng ở vùng Bắc Trung Bộ bằng việc sử dụng giống Keo lá liềm đã cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng của rừng tăng lên 30 – 50% so với phương pháp truyền thống; tăng hiệu năng phòng hộ chắn gió lên 31%; tăng khả năng chống cát bay nhờ hệ thảm tươi, thảm mục dày. Quy trình kỹ thuật trồng rừng keo trên đất phèn đã giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng rừng ở Tây Nam Bộ – trước đây chỉ độc canh cây Tràm. |
GS.TS Võ Đại Hải: Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2014 đạt 6,3 tỷ USD, trong đó chúng ta xuất khẩu 6 triệu tấn dăm/năm với giá trị thu được không cao, nhưng chúng ta vẫn phải nhập khẩu 4 triệu m3 gỗ để phục vụ chế biến, chủ yếu là các loại gỗ có kích thước lớn và có chứng chỉ.
Để trồng rừng cung cấp gỗ lớn chúng ta cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp về chọn tạo giống, lập địa, kỹ thuật lâm sinh… Hiện tại, Viện đang ưu tiên tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học công nghệ: nghiên cứu hệ thống gói biện pháp kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn cho một số loài cây chủ lực, bao gồm cả cây mọc nhanh như keo, bạch đàn và một số loài cây bản địa như: Thông, Dổi, Mỡ, Re, Sấu tía, Bời lời vàng,… Theo đó, nghiên cứu chọn tạo giống năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu chọn tạo giống; Nghiên cứu chuyển gen tăng năng suất, chất lượng gỗ và gen chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi; Tập trung nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, xây dựng rừng giống và vườn giống cho các loài cây trồng rừng chủ lực, các loài cây đặc hữu có triển vọng và giá trị kinh tế cao nhằm chuyển giao và cung cấp giống chất lượng cao cho sản xuất trong nước.
Nguồn: omard.gov.vn
Cùng với đó, nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh, bao gồm cả kỹ thuật quản lý lập địa: tập trung nghiên cứu gói biện pháp kỹ thuật tổng hợp từ giống, làm đất, xử lý thực bì, thâm canh, bón chế phẩm phân giải lân khó tiêu, tỉa cành, tỉa thưa, quản lý bảo vệ rừng và nâng cao độ phì đất… cho phát triển rừng trồng sản xuất bảo đảm duy trì năng suất cao, ổn định và tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Nghiên cứu gói kỹ thuật tối ưu hóa về chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn. Nghiên cứu các chính sách khuyến khích và tạo động lực phát triển rừng gỗ lớn; Chính sách huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Ngoài ra, để thực hiện được mục tiêu trên, năm 2015 Viện đã xây dựng 1 chương trình “Nghiên cứu các cơ sở khoa học và giải pháp kỹ thuật phục vụ đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”.
– Để kinh tế lâm nghiệp Việt Nam thu được nhiều kết quả, theo Ông, công tác nghiên cứu và ứng dụng cần phát triển theo hướng nào?
GS.TS Võ Đại Hải: Công tác nghiên cứu và ứng dụng cần phải triển khai đồng bộ theo hướng tổng hợp, bao gồm nghiên cứu cả giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường, không được xem nhẹ giá trị nào. Phải nghiên cứu cả rừng trồng và rừng tự nhiên. Trong khi chúng ta ưu tiên thực hiện các nghiên cứu ứng dụng nhưng cũng cần phải đầu tư cho nghiên cứu cơ bản để hướng đến dài hạn.
Về nội dung nghiên cứu, cần tập trung theo hướng với rừng trồng: cần đẩy mạnh việc áp dụng giống mới vào trồng rừng sản xuất; quan tâm đến chất lượng giống; gắn với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý lập địa để nâng cao năng suất, chất lượng rừng và ưu tiên phát triển rừng trồng gỗ lớn.
Với rừng tự nhiên, không chỉ bảo vệ thuần túy mà phải áp dụng các biện pháp lâm sinh tác động vào rừng để thúc đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng. Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng đạt hiệu quả cao. Hoàn thiện quy chế quản lý rừng và cơ chế hưởng lợi cho các thành phần kinh tế. Nâng cao giá trị gia tăng của rừng, tiếp tục triển khai các dịch vụ môi trường rừng về khả năng hấp thụ và lưu giữ các bon gắn với REDD+ và các dịch vụ phòng hộ khác của rừng như chắn sóng, gió, bảo vệ đất, nước… Đẩy mạnh hợp tác liên doanh, liên kết với các địa phương, các doanh nghiệp trong sản xuất lâm nghiệp. Phát triển thị trường lâm sản, chú ý đến thị trường nội địa.
Về khoa học, công nghệ, cần đổi mới toàn diện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến nông; Nâng cao chất lượng khoa học các đề tài, dự án khoa học công nghệ lâm nghiệp, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế rừng và đẩy mạnh công nhận, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và kết quả nghiên cứu trong lâm nghiệp vào sản xuất.
Về hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lâm nghiệp cả chiều rộng và chiều sâu. Xây dựng các nhiệm vụ ưu tiên trong hợp tác quốc tế.
Về phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cho phát triển lâm nghiệp.
Về xã hội hóa nghề rừng, huy động các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng theo hướng xã hội hóa.
– Xin cám ơn Ông !
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Phó giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
- Đoàn công tác của Bộ KHCN và Bộ NNPTNT thăm và làm việc tại Trung tâm KHLN Vùng Trung tâm Bắc Bộ
- Hội thao truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2015
- Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng khối các Viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- Làm việc với Mạng lưới vùng các trường đại học Australia