TT | Tên hợp đồng/Dự án | Đơn vị thực hiện | Tổ chức tài trợ/ hợp tác | Kết quả thực hiện năm 2007 |
1 | Phục hồi rừng tự nhiên bị thoái hóa vùng đầu nguồn miền Bắc Việt Nam | Phòng KHKH;TTST &MTR;Phòng KTLS;TTUD KTLN;Phòng KTLN | JICA | – Về xây dựng mô hình trình diễn: Thực hiện chăm sóc và bảo vệ các mô hình nghiên cứu; Theo dõi thu thập số liệu về sinh trưởng, diễn biến môi trường; Xây dựng báo cáo mô hình.- Về NLKH: Thực hiện các lớp tập huấn; Đánh giá hoạt động này tại hai xã vùng dự án; Nghiên cứu đánh giá lập kế hoạch sử dụng đất công cộng và hộ gia đình; Họp cộng đồng; Biên tập cẩm nang kỹ thuật.- Tham dự khóa tập huấn tại Trung Quốc và Nhật Bản. |
2 | Cải thiện chuỗi giá trị rừng trồng Bạch đàn để sản xuất gỗ xẻ tại Việt Nam, Trung Quốc và Australia: Xẻ và Sấy gỗ | Phòng KHKH;TTCNR;Phòng CBLS | ACIAR | – Thử nghiệm xẻ và sấy tại Quy Nhơn,- Thử nghiệm xẻ và hong phơi tự nhiên cho ván xẻ. |
3 | Thu thập và bảo tồn nguồn gen một số loài cây bản địa ở Việt nam và Trung Quốc | Phòng KHKH;Phòng BVTVR | Trung Quốc | – Nghiên cứu vật hậu học và đặc điểm sinh thái của 3 loài cây thu hạt giống,- Thu hái hạt giống và các tài liệu liên quan đến cây mẹ, sơ chế và bảo quản hạt giống của 3 loài: Cáng lò, Mỡ, Mỡ Hải Nam để trao đổi với Trung Quốc,- Nghiên cứu gieo ươm và tạo cây con 3 loài cây mới ở Việt Nam,- Thu hái hạt 5 xuất xứ Lát hoa để trao đổi và hợp tác với Trung Quốc,- Thiết kế xây dựng 5ha mô hình khảo nghiệm ở Hoành Bồ, Quảng Ninh,- Phân tích đa dạng di truyền 150 mẫu trong đó có 130 mẫu RAPD và 20 mẫu cpDNA cho loài Giổi xương xuất xứ Trung Quốc,- Nhập bổ sung thêm 4 xuất xứ Cáng lò và 2 xuất xứ Giổi xương từ Trung Quốc. |
4 | Phục hồi rừng bị thóai hóa và trồng rừng bằng cây bản địa | Phòng KHKH;Phòng KTLS;TTNC TNLS Cầu Hai; TTLN Nhiệt đới;TTKH SXLN Tây Bắc; TTST &MTR | Cộng hòa Séc | – Tại xã Lương Thịnh: Trồng bổ sung cây bản địa (Mỡ) trên rừng Keo trồng thuần loài ở hai thôn Lương Môn và Vực Tròn (39,7 ha); Trồng thuần loài 11,5 ha Mỡ ở thôn Khe Cá; Xây dựng 2 vườn ươm quy mô nhỏ tại thôn Vực Tròn và Khe Vải; Mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và gieo ươm một số loài cây bản địa tại hai thôn Vực Tròn và Khe Vải,- Trồng làm giàu 45ha cây bản đia (6 loài) và chăm sóc rừng nghèo kiệt 30 ha tại Kon Hà Nừng – Gia Lai,- Trồng làm giàu 20 ha cây bản địa (6 loài) và triển khai trồng mới, trồng làm giàu 19ha tại Chiềng Sinh – Sơn La,- Chăm sóc 15 ha rừng trồng cây bản địa tại trạm Lương Thịnh – TT Cầu Hai,- Trồng làm giàu 20 ha cây bản địa (5 loài cây). |
5 | Nghiên cứu các biện pháp trồng rừng hỗn loài Luồng với cây lá rộng bản địa ở vùng xung yếu hồ Hòa Bình | Phòng KTLS | IFS | – Thí nghiệm xác định loài cây lá rộng bản địa ở vùng xung yếu hồ Hòa Bình (1,4ha),- Thí nghiệm về mật độ trồng hỗn loài Luồng với cây lá rộng bản địa (1,6ha). |
6 | Cải thiện chuỗi giá trị rừng trồng Bạch đàn để sản xuất gỗ xẻ tại Việt Nam, Trung Quốc và Australia: Di truyền và Lâm sinh | TTNC giống cây rừng | ACIAR | – Đánh giá sinh trưởng, hình dáng, pilodyn và khuyết tật gỗ cho các loài cây trong vườn giống Ba Vì và Phù Ninh; Lấy mẫu gỗ từ 80 cây tiêu chuẩn tại vườn giống Ba Vì; Phân tích các tính chất gỗ như tỷ lệ giác lõi, co rút, tỷ trọng,… tại Hà Nội và Australia; Xác định tương quan giữa phương pháp phá mẫu và không phá mẫu; Xác định những tác động của lâm sinh và di truyền tới các tính trạng chất lượng gỗ. |
7 | Thuần hóa một số loại cây họ Xoan ở Đông Nam Á và Australia, đặc biệt là quản lý sự tấn công của Hypsipyla robusta | TT Giống; Phòng BVTVR | ACIAR | Chăm sóc những khu khảo nghiệm, đánh giá về sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu đục nõn tại Hòa Bình và Hà Tây, xếp loại khả năng chống chịu sâu đục nõn ở mức độ xuất xứ gia đình, nhân giống cung cấp cho Thái Lan. |
8 | Sử dụng đa dạng di truyền và các tiến bộ công nghệ sinh học trong nghiên cứu cải thiện giống cây rừng | TT giống cây rừng | Thụy Điển | Tiếp tục nghiên cứu cải thiện cho các loài Thông ở Việt Nam. |
9 | Phát triển và đánh giá các phương pháp chọn tạo giống bất thụ tam bội và đa bội cho các loài Keo có giá trị kinh tế ở Việt Nam, Nam Phi và Australia | TT giống cây rừng | ACIAR | Đã chăm sóc 3 khảo nghiệm tại 3 địa điểm: Ba Vì, Đông Hà và Bầu Bàng; Tỉa thưa tại khu khảo nghiệm Bầu Bàng; Tiến hành lai giống nhân tạo tại Bầu Bàng cho 13 tổ hợp lai giữa một số dòng Keo tai tượng và Keo lá tràm nhị bội để tạo tam bội; Xác định lại tình trạng tứ bội của các dòng Keo tai tượng tứ bội, sử dụng 2 phương pháp: đo kích thước khí khổng lá và kích thước hạt phấn; Phân tích cellulose cho các dòng tứ bội. |
10 | Phát triển rừng trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻ có hiệu quả kinh tế cao | TT giống cây rừng | CARD | – Xây dựng các mô hình trình diễn về tỉa thưa cành được xây dựng tại một lâm phần rừng Keo lá tràm tại Ba Vì,- Khảo sát đánh giá dinh dưỡng đất cho thí nghiệm tại Đông Hà; Xây dựng 2 ha khảo nghiệm quản lý lâm sinh bền vững tại Đông Hà |
11 | Khảo nghiệm đánh giá công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển các rừng trồng Thông Caribea và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam | TT giống cây rừng | CARD | – Trồng 2ha thí nghiệm di truyền tại Đông Hà – Quảng Trị,- Trồng 10ha mô hình trình diễn Thông caribea tại Nghệ An và Lâm Đồng, Đăk Nông; Chăm sóc và bảo vệ, thu thập số liệu cho 10,5 ha. |
12 | Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng | Phân viện KHLN Nam Bộ | CIFOR | Phân tích mẫu đất, thu thập sinh khối, mẫu lượng rơi; Đo độ tăng trưởng cây hàng năm cho các thí nghiệm và mô hình trình diễn. |
13 | Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp Ca cao bền vững trên sườn đất dốc tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Nghĩa Trung, Bù Đăng, Bình Phước thuộc Phân Viện KHLN Nam Bộ | Phân viện KHLN Nam Bộ | Công ty MasterfoodHoa Kỳ | Chăm sóc, bảo vệ, theo dõi và ghi chép mô hình. |
14 | Hợp phần rừng ngập mặn thuộc dự án Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và Vịnh Thái Lan | Trung tâm Sinh thái và MTR | GEF/UNEP | – Tổ chức các cuộc họp nhóm hoạt động quốc gia,- Tham gia hội thảo tập huấn khu vực. |
15 | Tăng cường năng lực nhằm xúc tiến các dự án trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam | Trung tâm Sinh thái và MTR | JICA | – Tổ chức tập huấn cho 20 cán bộ nghiên cứu,- Tham gia xây dựng đề xuất dự án trồng rừng quy mô nhỏ tại Hòa Bình. |
16 | Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam | Phòng KHKH;TTCNR;Phòng CBLS | CARD | – Tổ chức hội thảo đầu bờ có sự tham gia của các chuyên gia ở các lĩnh vực liên quan để thảo luận về mục tiêu, đã khảo sát tình hình chế biến gỗ tại miền Bắc (Phú Thọ, Vĩnh Phúc), miền Trung (Bình Định) và miền Nam (Đồng Nai),- Đã cử 7 cán bộ đi đào tạo tại Australia về kỹ thuật chế biến gỗ. |
17 | Xây dựng báo cáo: Tương lai rừng Việt Nam: Viễn cảnh tới năm 2020 | Phòng KHKH | FAO | – Đã hoàn thành dự thảo báo cáo, đang thu thập ý kiến đóng góp,- Dự định tổ chức Hội thảo quốc gia vào tháng 1/2008. |
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tin mới nhất
- Tham vấn các bên liên quan về Đánh giá rủi ro khu vực (RRA) của Chương trình sinh khối bền vững (SBP) tại Việt Nam
- Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu theo Tiêu chuẩn SBP
- Hội thảo Công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS của Hoa Kỳ – Bước tiến giúp minh bạch hóa chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp ở Việt Nam
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Vườn thực vật quốc gia Hàn Quốc (KoAGI) với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS)