Trần Duy Rương
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Keo lai được trồng thuần loài ở xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có khả năng sinh trưởng tốt, dòng Keo lai trồng bằng hạt là sinh trưởng kém, sản lượng rừng dao động từ 80,65 đến 161,14m3/ha/7 năm, trung bình là 134m3/ha, tăng trưởng trung bình năm là 19,24 m3/ha. Doanh thu dao động từ 37,29-91,942 triệu đồng/ha/7 năm, Keo lai trồng bằng hạt có doanh thu thấp nhất. Lợi nhuận ròng dao động từ 12,73 triệu đồng đến 38,79 triệu đồng/ha/7 năm. Rừng trồng Keo lai ở Cam Hiếu, Quảng Trị mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, tạo được công ăn việc làm, góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường. Trồng rừng Keo lai đã tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, ván dăm và phục vụ xuất khẩu nâng giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Từ khóa: Keo lai, hiệu quả kinh tế, Quảng Trị
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để góp phần vào việc đẩy nhanh tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân sống ở miền núi, đặc biệt là đồng bào thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa và đáp ứng nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thì việc trồng rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao và thời gian sinh trưởng nhanh là yêu cầu cấp bách hiện nay.Keo lai là loài cây mọc nhanh đã được trồng ở nhiều nơi, đã mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân trên nhiều vùng ở nước ta.Cây Keo lai đã được khảo nghiệm và trồng nhiều nơi ở Quảng Trị với mục đích cung cấpnguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, sản xuất ván dăm và cả đồ mộc. Cây Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều người dân Quảng Trị.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Lập biểu thương phẩm cho một số loài cây khai thác chính rừng thường xanh ở Kon Hà Nừng-Gia Lai
- Phản ứng của Thông ba lá đối với khí hậu ở khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
- Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và gây trồng loài Lò bo, Xoan mộc và Dầu cát
- Sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Đại Lải - Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu xác định khả năng nhân giống Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis Dc.) bằng phương pháp giâm hom