Hoàng Văn Thắng
Nguyễn Toàn Thắng, Phan Minh Quang
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Keo tai tượng, Keo lai trồng trong mô hình trình diễn ở các huyện Phong Điền, Hương Trà và Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế sau 2 năm cho thấy đều đạt tỷ lệ sống trên 95%. Sau 2 năm sinh trưởng của Keo lai mô đạt đường kính trung bình là 6,6cm và chiều cao trung bình là 7,3m, trong khi đó sinh trưởng trung bình của Keo lai hom là D1.3 = 6,1cm, Hvn = 6,6m và của Keo tai tượng là D1.3 = 6,0cm và Hvn = 5,8m. Việc áp dụng biện pháp tỉa thân, tỉa cành đến tuổi 2 chưa có ảnh hưởng rõ nét đến sinh trưởng của các loài Keo, chỉ có 25% số mô hình cho sinh trưởng của các loài Keo trong ô được tỉa thân, tỉa cành tốt hơn so với trong ô không được tỉa thân, tỉa cành cả về đường kính và chiều cao.
Từ khóa: Keo, sinh trưởng, mô hình trình diễn, Thừa Thiên Huế.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Hà Lan, Chính phủ Phần Lan, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Uỷ ban châu Âu (EC) đồng tài trợ, bắt đầu thực hiện từ năm 2005, trong đó hợp phần “Trồng rừng sản xuất” được thực hiện tại 4 tỉnh Trung Trung bộ từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định với mục tiêu trồng khoảng 56.000ha rừng thương mại theo quy mô hộ gia đình.
Để chuyển giao kỹ thuật trồng rừng và quản lý rừng một cách hiệu quả và bền vững cho những chủ rừng trong vùng, năm 2008 Dự án đã thiết lập các mô hình trình diễn về kỹ thuật lâm sinh với mục đích áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xây dựng các mô hình rừng trồng đạt năng suất, chất lượng cao, đồng thời xây dựng các mô hình trực quan để người dân trong vùng Dự án thăm quan, học tập và từ đó nhân rộng mô hình ra các khu vực có điều kiện tương tự. Các mô hình trình diễn được xây dựng bao gồm nhiều loại, trong đó có các mô hình trồng rừng thuần loài Keo chu kỳ ngắn (cung cấp gỗ nguyên liệu) và chu kỳ dài (cung cấp gỗ xẻ). Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong các mô hình trình diễn bao gồm từ khâu chọn giống, kỹ thuật trồng và quản lý rừng trồng đến hết chu kỳ kinh doanh.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Xây dựng mô hình tính toán sinh khối cây cá thể Thông ba lá ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
- Xác định đường carbon cơ sở cho rừng phục hồi sau nương rẫy tại Tương Dương, Nghệ An
- Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) tại Tây Bắc
- Hiện trạng và một số giải pháp phát triển nguồn tài nguyên tre nứa ở xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, Hòa Bình
- Đa dạng thực vật ở khu bảo tồn sông Thanh, tỉnh Quảng Nam