Ngô Đình Quế & ctv
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trên cơ sở các tiêu chí xác định rừng phòng hộ đầu nguồn (RPHĐN) bị suy thoái nghiêm trọng được Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng xây dựng đã áp dụng thử nghiệm cho vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng. Kết quả đã xây dựng được bản đồ phân cấp RPHĐN suy thoái với 4 cấp khác nhau. Đề tài đã đánh giá được những đặc trưng và nguyên nhân suy thoái từ đó đề xuất một số giải pháp về quy hoạch, cơ chế chính sách, khoa học công nghệ nhằm phục hồi và phát triển RPHĐN bền vững.
Từ khoá:Rừng phòng hộ đầu nguồn, suy thoái
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sông Đạ Tẻh nằm trong 2 huyện Đạ Tẻh gồm thị trấn Đạ Tẻh, xã Quốc Oai, Đạ Pal, Mỹ Đức, Quảng Trị, Hà Đông với 20.636 ha và huyện Bảo Lâm gồm 4 xã B’Lá, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo với 14.211 ha, tổng cộng diện tích lưu vực là 34.897 ha.
Nhiều năm qua, do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do phát triển nông lâm nghiệp một cách tự phát, thiếu bền vững cộng với việc gia tăng dân số đáng kể nên rừng đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng dẫn tới nguồn nước sông Đạ Tẻh ngày càng cạn kiệt, lòng sông bị nâng cao, nước sông bị ô nhiễm dẫn đến khả năng cung cấp và điều tiết nước của sông bị suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu cư dân sống trong vùng.Để có cơ sở phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn (RPHĐN) bị suy thoái, cần phải đánh giá thực trạng và mức độ suy thoái của rừng phòng hộ vùng lưu vực sông Cầu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng rừng phòng hộ.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 371-377)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực sông miền Trung và Tây Nguyên
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm tại khu vực phía Nam
- Thành phần loài sâu bệnh hại rừng Đước, đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học và sinh thái của loài sâu hại chính tại Cần Giờ - Tp Hồ Chí Minh
- Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại thông
- Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et. de Vriese)