Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại Hà Tĩnh

Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại Hà Tĩnh

Đặng Văn Thuyết, Trần Việt Trung, Triệu Long Quảng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một dự án quan trọng được Quốc hội khoá X thông qua và được Thủ tướng chính phủ cụ thể hóa bằng Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 để tiếp tục Chương trình “Trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc” theo QĐ 327-CT. Với nhiệm vụ bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có, trước hết là diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu, kể cả rừng phòng hộ đã được trồng theo chương trình 327. Thực hiện việc giao đất, giao rừng, định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới.

Theo báo cáo thực hiện dự án 5 triệu trong giai đoạn 1998 – 2004, dự án đã giao khoán bảo vệ được trên 2,3 triệu ha rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh được 635.808 ha; trồng mới được 631.968 ha rừng, đạt 103% so với nhiệm vụ giai đoạn 1998-2005, đạt 63% so với nhiệm vụ dự án.

Độ che phủ của rừng tăng từ 28% (1993) lên 36,1% (2003) và tăng lên đến 36,7% (2004). Các biện pháp kỹ thuật thâm canh ngày càng được mở rộng và tăng cường. Công tác giống được coi là biện pháp hàng đầu để nâng cao năng suất rừng trồng, nhiều giống mới được lựa chọn và đưa vào sử dụng. Bước đầu hình thành một số vùng trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản.

Tuy nhiên, các kết quả nêu trên mới chỉ phản ánh về nội dung và khối lượng công việc thực hiện, vấn đề chất lượng rừng trồng phòng hộ chưa được quan tâm một cách thoả đáng. Theo báo cáo đánh giá của Ban quản lý dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2004, độ che phủ của rừng tuy tăng nhưng không đồng đều, mật độ và phương thức trồng chưa phù hợp với điều kiện lập địa, chất lượng giống còn chưa được chọn lọc tốt, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình, quy phạm. Từ những đánh giá chủ quan này, vấn đề đặt ra là chất lượng rừng phòng hộ như thế nào? Có đáp ứng khả năng phòng hộ không?

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên cần thiết đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn 2006-2010. Hà Tinh là một trong những địa điểm nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện điều tra, đánh giá trong thỏng 9 nam 2005.

1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp điều tra đánh giá

1.1. Mục tiêu

Đánh giá được chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn thuộc dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2004, từ đó đề xuất các mô hình có triển vọng và giải pháp nâng cao chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn cho giai đoạn 2006-2010.

1.2. Nội dung nghiên cứu

– Tổng kết, đánh giá về diện tích, cơ cấu loài cây, các kỹ thuật trồng rừng, chất lượng rừng trồng và mô hình rừng trồng phòng đầu nguồn trong dự án 661 giai đoạn 1998-2004.

– Đánh giá về vấn đề tổ chức thực hiện và quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn.

– Những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn cho giai đoạn 2006-2010.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Rừng trồng phòng hộ đầu nguồn thuộc dự án 661 từ năm 1998 đến 2004.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

– Tiếp cận theo diện rộng

Xây dựng hệ thống câu hỏi, bảng biểu gửi vềBan quản lý dự án 661 Bộ NN & PTNT và Ban quản lý dự án 661 tỉnh để tổng kết thực trạng, đánh giá chất lượng rừng trồng.

Bảng câu hỏi sẽ được gửi tới các Ban quản lý dự án 661 theo đường công văn và sẽ được phỏng vấn trực tiếp tại các điểm nghiên cứu.

-Thu thập tài liệu thứ cấp

Các kết quả nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Các báo cáo đánh giá (hàng năm, định kỳ) và kết quả thực hiện dự án 5 triệu ha rừng tại các địa phương tiến hành điều tra nghiên cứu.

Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội các khu vực nghiên cứu, bản đồ thành quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn của các điểm nghiên cứu, các báo cáo quy hoạch, kế hoạch trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn hàng nămhay giai đoạn ở các đơn vị cơ sở.

Các báo cáo đánh giá về chất lượng rừng trồng phòng hộ tại Bộ NN&PTNT, các Sở NN&PTNT, các Ban quản lý Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn các tỉnh nghiên cứu.

1.5. Phương pháp điều tra đánh giá

– Từ diện tích rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của mỗi Ban QLRPHĐN tính diện tích rừng cần phải điều tra chiếm 5% tổng diện tích rừng trồng phòng hộ của đơn vị đó.

– Trên địa bàn mỗi Ban QLRPHĐN điều tra các đối tượng rừng trồng phòng hộ về loài cây, các phương thức trồng, các mô hình, các tuổi rừng trồng, trên 3 cấp địa hình ứng với 3 cấp độ dốc sau:

Cấp địa hình Phân cấp độ dốc theo kiểu địa hình
A (chia cắt, cao trên 500m) B (ít chia cắt, cao 300-500m) C (vùng cao, địa hình thoải bằng)
1. Rất dốc, rất nguy hại (I) >35o >25o >15o
2. Dốc, nguy hại (II) 26-35o 15-25o 8-15o
3. ít dốc, ít nguy hại (III) 15-25o <15o <8o

– Lấy loài cây, cấp địa hình làm yếu tố chủ đạo và điều tra nhiều ô tiêu chuẩn cho các đối tượng này. Tuy nhiên có thể ưu tiên lựa chọn điều tra lặp lại ở nhiều ô tiêu chuẩn hay mô hình rừng trồng có loài cây, phương thức trồng, mật độ trồng, ở điều kiện địa hình, lập địa phổ biến hơn và rừng trồng có tuổi cao hơn.

– Lập ô tiêu chuẩn hình vuông hoặc hình tròn có diện tích 200m2 (20mx10m hay bán kính 7,98m) đến 400m2 (20mx20m hay bán kính 11,28m) nhưng phải đảm bảo có ≥30 cây còn sống cho mỗi loài cây gỗ hoặc có ít nhất 10 bụi tre nứa trong mỗi ô tiêu chuẩn.

– Vị trí đặt ô tiêu chuẩn đảm bảo điển hình về địa hình, dạng thực bì và tình hình sinh trưởng của rừng.

– Mô tả, điều tra các chỉ tiêu trong ô tiêu chuẩn

+ Đối với rừng trồng cây gỗ:

Trong mỗi ô tiêu chuẩn ghi chép, mô tả các thông tin về độ dốc, cấp địa hình, dạng lập địa, loài cây, năm trồng, phương thức hỗn giao, tỷ lệ hỗn giao, nguồn giống, tiêu chuẩn cây con, mật độ trồng cây chính, cây phụ, mật độ hiện tại cây chính, cây phụ, xử lý thực bì, hố trồng, kỹ thuật chăm sóc, số tầng tán của rừng, độ tàn che của tầng cây cao, loài cây ưu thế và độ che phủ của lớp thảm tươi cây bụi, trình trạng xói mòn như tạo khe rãnh (1), trơ lộ lớp đất mặt (2) hay không bị trơ lộ lớp đất mặt (3), độ dày lớp thảm khô, lớp thảm mục. Ngoài ra cần ghi chú các hiện tượng cây cụt ngọn, nhiều thân, rỗng ruột, sâu bệnh, bị chèn ép,…

Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3, Hvn, Hdc, Dt, phẩm chất cây của ³30 cây trong mỗi ô tiêu chuẩn.

+ Đối với rừng trồng tre nứa

Ghi chép, mô tả các thông tin như trong ô tiêu chuẩn điều tra rừng trồng cây gỗ và đo đếm ³10 bụi. Trong mỗi bụi tre nứa đo đếm các chỉ tiêu tổng số cây, số cây già, số cây bánh tẻ, số cây non, D1,3 và Hvn cây, đường kính tán của bụi.

Ngoài ra cần ghi chú những thông tin về hiện tượng tre nứa bị khuy (ra hoa), khô chết ngọn, sâu bệnh hại, mức độ sinh trưởng tốt, xấu,¼

– Phân tích tổng hợp và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu điều tra ô tiêu chuẩn rừng trồng, tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng.

2. Kết quả điều tra, đánh giá

2.1. Diện tích, cơ cấu loài cây, chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn từ 1999 đến 2004 và các mô hình có triển vọng

2.1.1. Diện tích rừng trồng phòng hộ đầu nguồn từ 1999 đến 2004

Tổng diện tích rừng trồng phòng hộ trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1999 đến 2004 là 11.493,6ha thì có 11.375ha thành rừng và 118,6ha (1,03%) không thành rừng do bị chuyển đổi mục đích sử dụng, trâu bò phá hoại, bị sạt lở đất và tỷ lệ sống thấp.

Như vậy có tới 98,07% diện tích rừng trồng thành rừng và mỗi năm trồng mới được 1485-2500 ha rừng trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

2.1.2. Cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn từ 1999 đến 2004

Trong tổng 11.375ha rừng trồng phòng hộ ở tỉnh Hà Tĩnh từ 1999 đến 2004 thì các loài cây trồng phòng hộ chính chiếm 10.637,8ha và cây phù trợ là 737,2ha. Trong đó diện tích rừng thông nhựa chiếm phần lớn (84,8%), keo lai, keo lá tràm chiếm 6,5%; dó trầm, phi lao, tre điền trúc, tạp giao, luồng và các loài cây bản địa lá rộng như cồng, giẻ, lim xanh, re chỉ chiếm 8,7%.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]