Nguyễn Thị Hải Hồng
Phân Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Dầu rái (Dipterocapus alatus Roxb.) là loài cây bản địa gỗ lớn thường xanh, có giá trị kinh tế cao, chiếm ưu thế trong rừng mưa nhiệt đới. Đây là loài có chu kỳ sai quả rất thất thường và hạt mất sức nảy mầm rất nhanh. Do vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt giống là cần thiết nhằm kéo dài khả năng lưu trữ của hạt giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy số quả trung bình trong 1kg là 254 quả, hạt bắt đầu nảy mầm sau 5 ngày gieo ươm và đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất vào ngày thứ 9 và sau 15 ngày thì số lượng hạt nảy mầm không đáng kể. Hạt Dầu rái sẽ mất sức nảy mầm khi rút ẩm độ hạt từ 19% xuống 15%, tỷ lệ nảy mầm giảm từ 41% xuống còn 22% và không còn khả năng nảy mầm khi ẩm độ hạt rút xuống 3%. Nhiệt độ để hạt nảy mầm tốt nhất là ở nhiệt độ từ 20– 250C và ở nhiệt độ phòng. Thời gian bảo quản hạt Dầu rái có thể kéo dài hơn 6 tháng trong điều kiện 100C và ẩm độ hạt 16%.
Từ khóa:Dipterocapus alatus Roxb., đặc điểm sinh lý hạt giống, bảo quản hạt giống.
I. MỞ ĐẦU
Dầu rái (Dipterocapus alatus Roxb.) là loài cây bản địa gỗ lớn thường xanh, có giá trị kinh tế cao, chiếm ưu thế trong rừng mưa nhiệt đới. Phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, vùng phân bố tự nhiên chính là ở miền Nam và Tây Nguyên, tập rung nhiều nhất là ở Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu. Rừng cây họ Dầu hiện nay đang bị tàn phá nặng nề và diện tích ngày càng bị thu hẹp. Với tình trạng khai phá như hiện nay thì nhiều rừng Dầu còn lại sẽ bị biến mất trong tương lai. Chính vì vậy mà việc bảo tồn loài và rừng cây họ Dầu ngày càng trở nên cấp bách hơn. Bộ NN & PTNT đã quyết định đưa hai loài này vào danh sách những loài cây quan trọng trong Chương trình trồng 5 triệu hecta rừng của Việt Nam.
Cây Dầu rái có chu kỳ sai quả rất thất thường, điều kiện thu hái gặp nhiều khó khăn trong khi đó hạt mất sức nảy mầm rất nhanh. Do vậy, yêu cầu nghiên cứu về đặc điểm sinh lý và kỹ thuật bảo quản hạt giống Dầu rái là rất cần thiết nhằm kéo dài khả năng tồn trữ của hạt giống.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 111-115 )
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
Các tin khác
- Nghiên cứu sử dụng chất kích thích ra rễ để giâm hom cây Trôm vùng khô hạn
- Nghiên cứu và tuyển chọn giống Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. & Vriese) kháng sâu róm thông (Dendrolimus punctatuswalker)
- Nghiên cứu lai giống và khảo nghiệm giống tràm lai tại Long An
- Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao
- Công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng giai đoạn 1996-2010