Nguyễn Văn Tiến
Cục Kiểm lâm
Nguyễn Huy Sơn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Re gừng (Cinnamomum obtusifolium) là loài cây gỗ lớn, lá rộng thường xanh. Tổ thành loài tầng cây cao của trạng thái rừng IIb ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) có 21-25 loài, trong đó có 4-6 loài ưu thế, gồm Re gừng (Cinnamomum obtusifolium), Dẻ gai Phú Thọ (Castanopsis phuthoensis), Kháo (Cinnadenia paniculata), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Sâng (Pometia pinnata), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis)… với trị số IV% biến động từ 8,48-21,97%. Mật độ toàn lâm phần có 340-390 cây/ha. Trong đó, Re gừng có 60-75 cây/ha. Tổ thành loài của lớp cây tái sinh dưới tán rừng cũng có từ 21-22 loài, mật độ 14.080-15.360 cây/ha. Trong đó, Re gừng có mật độ tái sinh 1.040-2.640 cây/ha, cây tái sinh có triển vọng cũng đạt 640-880 cây/ha. Đồng thời Re gừng cũng là 1 trong 4 loài cây tái sinh có chỉ số IV cao nhất gồm Re gừng, Dẻ gai Phú Thọ, Kháo, Trâm trắng. Số lượng cây tái sinh của Re gừng cao nhất ở độ tàn che từ 0,25-0,30, tiếp đến độ tàn che từ 0,40-0,45, thấp nhất ở độ tàn che ≥0,65. Số lượng cây tái sinh có triển vọng cũng giảm dần từ độ tàn che thấp đến độ tàn che cao (0,25-0,30; 0,40-0,45 và ≥0,65).
Từ khóa: Re gừng (Cinnamomum obtusifolium), cấu trúc tổ thành loài,tái sinh tự nhiên.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Re gừng (Cinnamomum obtusifolium A. Chev) là loài cây gỗ lớn, lá rộng thường xanh, có giá trị cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, có phân bố khá rộng ở các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào và Campuchia. Ở nước ta, Re gừng có phân bố trong các trạng thái rừng lá rộng thường xanh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ đến Tây Nguyên và Đồng Nai, thường thấy phân bố ở độ cao dưới 800m so với mực nước biển (Forest Inventory and Planning Institute, 2009). Re gừng là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
Tuy nhiên, trong thực tế trồng rừng loài cây này ở nhiều địa phương trước đây chưa mấy thành công, có thể là do thiếu hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh vật học cũng như đặc điểm lâm học quần thể. Vì vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm lâm học quần thể và khả năng tái sinh của loài cây Re gừng là cần thiết, đặc biệt là tổ thành các loài cây trong quần thể tự nhiên, kể cả cấu trúc tổ thành của tầng cây cao và lớp cây tái sinh làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm phát triển loài cây này ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Cấu trúc sinh khối của rừng trồng Thông ba lá thuần loài tại Lâm Đồng
- Đánh giá sinh trưởng của các loài keo trồng trong mô hình trình diễn của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xây dựng mô hình tính toán sinh khối cây cá thể Thông ba lá ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
- Xác định đường carbon cơ sở cho rừng phục hồi sau nương rẫy tại Tương Dương, Nghệ An
- Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) tại Tây Bắc