Nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫu lá là nội dung không thể thiếu được đối với hầu hết các nghiên cứu về lai giống cây rừng. Kết quả nghiên cứu một số tổ hợp tràm lai F1 tại Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình cho thấy, các chỉ tiêu hình thái như chiều dài và chiều rộng lá, diện tích lá, dài cuống lá và chỉ số lá của tất cả các tổ hợp tràm lai thể hiện tính trung gian là khá rõ giữa các loài bố mẹ. Các chỉ tiêu giải phẫu lá như số lượng tế bào khí khổng/mm2, tổng số trung bình tế bào khí khổng/lá và kích thước tế bào khí khổng các tổ hợp tràm lai thể hiện tính trung gian rất rõ rệt với các loài bố mẹ. Bên cạnh tính trung gian, các số tổ hợp tràm lai cũng thể hiện ra tính ưu thế lai so với bố mẹ về một số tính trạng nghiên cứu. Ví dụ: với tổ hợp lai V36Ca31, ưu thế lai thực về dài cuống lá đạt 22,22%, về chiều rộng lá đạt 10,34%, với tổ hợp lai L23V43, ưu thế lai thực về dài cuốnglá 25,00%, về chiều dài lá đạt 9,02%, về diện tích lá chỉ đạt 3,08%. Như vậy các tổ hợp tràm lai kh”ng những thể hiện tính trung gian mà còn thể hiện ra tính ưu thế lai, song mức độ thể hiện ưu thế lai ở các tính trạng nghiên cứu là khác nhau.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Khảo sát điều kiện sống của Trà hoa vàng tại Ba Vì (Hà Tây) và Sơn Động (Bắc Giang)
- Thực trạng và vai trò của canh tác nương rẫy đối với sinh kế người dân vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam
- Ảnh hưởng của dịch chiết các bộ phận cây Keo lai đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Giáng hương và Dẻ đỏ
- Kết quả nghiên cứu thu hái, bảo quản, xử lý và gieo ươm hạt Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis) tại Tây Bắc
- Bước đầu thử nghiệm một số biện pháp thâm canh rừng Luồng kết hợp canh tác nông nghiệp trên đất trống ở xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ