Hoàng Văn Thắng
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Kết quả điều tra một số mô hình rừng trồng Luồng ở các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và Phú Thọ cho thấy hầu hết các rừng Luồng hiện có là rừng trồng thuần loài. Ngoài phương thức trồng thuần loài, Luồng còn được trồng hỗn loài với các loài cây lá rộng bản địa. Tuy nhiên, trong hầu hết các mô hình hỗn loài này các loài cây bản địa thường được đưa vào trồng dưới tán rừng Luồng sau 10-12 năm kinh doanh. Nhìn chung, các loài cây trồng trong các mô hình rừng Luồng đều có tỷ lệ sống cao và có khả năng sinh trưởng tốt. Sinh trưởng về đường kính ngang ngực của Luồng dao động trong khoảng 4,9 – 8,4cm và chiều cao đạt từ 10,2 – 14,2m. So với các phương thức trồng khác, các loài cây bản địa trồng hỗn loài với Luồng đều có khả năng sinh trưởng tốt. Về tình hình sâu bệnh hại cho thấy rừng trồng Luồng thường mắc các loại sâu bệnh hại là bệnh Chổi xể, sâu Vòi voi và bệnh Sọc tím. Tỷ lệốâ Luồng bị sâu bệnh hại ở rừng trồng thuần loài dao động từ 12,2 – 52,6%, trong khi đó ở rừng trồng hỗn loài với cây lá rộng bản địa tỷ lệ này dao động từ 3,5 – 26,4%. Rừng trồng Luồng thuần loài kinh doanh trong thời gian dài thường làm giảm độ phì của đất. Khi trồng hỗn loài với các loài cây lá rộng bản địa thì rừng trồng hạn chế tốt hơn mức độ làm giảm độ phì đất. Trong các mô hình rừng trồng Luồng có thời gian kinh doanh ngắn, các tính chất về độ phì của đất chưa thể hiện rõ quy luật.
Từ khóa:Rừng trồng Luồng, sinh trưởng, sâu bệnh, ảnh hưởng đến đất đai.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Luồng là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao. Sau 5-6 năm, trồng rừng Luồng bắt đầu cho khai thác. Là loài cây dễ trồng, mức đầu tư thấp, hơn nữa khi cho khai thác lại được khai thác hàng năm nên âLuồng đã mang lại thu nhập thường xuyên, đảm bảo lấy ngắn nuôi dài cho người dân làm nghề rừng. Ngoài ra, rừng trồng Luồng còn có khả năng phòng hộ tốt. Vì vậy, hiện nay âLuồng đã được người dân ở nhiều địa phương chọn làm cây trồng rừng chính. Đến nay, âLuồng đã được gây trồng ở nhiều tỉnh trong cả nước, trong đó được trồng nhiều ở các tỉnh Thanh Hoá, Phú Thọ và Hoà Bình. Tuy đã được trồng trên diện tích lớn nhưng việc tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng Luồng, đặc biệt là các mô hình trồng hỗn loài Luồng với các loài cây bản địa để có biện pháp lâm sinh tác động phù hợp vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để Luồng thực sự mang lại hiệu quả thì việc tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng Luồng đã có ở một số địa phương để từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Luồng cho năng suất cao và bền vững là rất quan trọng.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu xác định vùng trồng Bạch đàn U.urophilla cung cấp gỗ lớn ở Bắc Trung Bộ
- Nhân giống cho một số dòng Tếch có năng suất cao mới được tuyển chọn
- Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Lâm trường Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và Thông đuôi ngựa xen Keo tai tượng ở vùng dự án KFW1
- Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia)