Cở sở khoa học để xây dựng tiêu chí rừng tự nhiên nghèo kiệt được phép cải tạo

Khái niệm rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo được dùng để chỉ trạng thái (chủ yếu là trữ lượng) của rừng. Các chỉ tiêu để phân biệt trạng thái trữ lượng của rừng trong các hệ thống phân loại rừng hiện nay chưa có sự thống nhất. Quan niệm thế nào là rừng nghèo kiệt; căn cứ vào các cơ sở khoa học nào để xây dựng các chỉ tiêu xác định rừng nghèo kiệt được phép cải tạo là những vấn đề đang đặt ra rất cấp bách trong thực tiễn quản lý rừng hiện nay. Theo các hệ thống phân loại trạng thái rừng được tổng hợp ở biểu 1 thì, rừng nghèo kiệt là rừng tự nhiên thứ sinh III tương đương với rừng IIa, IIb theo phân loại của Loeschau và có trữ lượng dưới 60 m3/ha. Trên thực tế, có một diện tích rất lớn rừng nghèo kiệt không có khả năng phục hồi bằng con đường khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, theo các qui chế quản lý rừng tự nhiên trước đây thì không cho phép khai hoang rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng lại rừng. Trong khi đó, các dự án trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho chế biến và sản xuất gỗ xuất khẩu lại gặp phải khó khăn là thiếu đất trồng rừng.

Từ khóa: Rừng tự nhiên nghèo kiệt, cải tạo

Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]