Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trung bình mỗi năm tỉnh ta trồng mới trên 11.000 ha rừng; khai thác trên 840 nghìn m3 gỗ rừng trồng, giá trị sản phẩm thu được bình quân 1 ha rừng đạt 116 triệu đồng/chu kỳ 7 năm. Tuyên Quang cũng là tỉnh đứng đầu khu vực miền núi phía Bắc về thu hút các doanh nghiệp chế biến gỗ vào đầu tư. Điển hình như Công ty cổ phần Giấy An Hòa, Công ty cổ phần Woodsland Việt Nam. Điều đó cho thấy, sản xuất lâm nghiệp của Tuyên Quang đang dần trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân 7,5%/năm, chiếm trên 13% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẳng thắn thừa nhận, bên cạnh kết quả đạt được do điều kiện đất đai, khí hậu rất phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp thì năng suất rừng trồng, giá trị thu nhập kinh tế trên đơn vị diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh vẫn còn thấp. Đời sống nhân dân gần rừng, người làm lâm nghiệp còn khó khăn. Sản phẩm chế biến từ gỗ chưa đa dạng, giá trị gia tăng chưa cao. Các trang trại lâm nghiệp, mô hình sản xuất lâm nghiệp tổng hợp còn ít. Công tác quản lý Nhà nước tại một số địa bàn có mặt hạn chế; sản phẩm gỗ khai thác chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Du lịch sinh thái, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao chưa được quan tâm, khai thác, phát triển hợp lý.
Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết biên bản hợp
tác phát triển lâm nghiệp.
Giáo sư, Tiến sỹ Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam khẳng định, hỗ trợ Tuyên Quang trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế lâm nghiệp của cả nước. Người dân có cuộc sống sung túc nhờ biết tối ưu hóa tài nguyên rừng cho phát triển kinh tế, Viện sẽ hợp tác, giúp đỡ ngành nông nghiệp tỉnh triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cốt lõi để phát triển lâm nghiệp bền vững trong giai đoạn 2021 – 2025.
Trước mắt, Viện sẽ hỗ trợ Tuyên Quang ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc và quản lý gỗ hợp pháp theo chuỗi giá trị ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Phát triển chuỗi giá trị ngành hàng gỗ rừng trồng; nghiên cứu cơ chế, chính sách bảo hiểm rừng trồng sản xuất gỗ lớn. Phát triển thị trường cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ; ứng dụng công nghệ chế biến, thiết bị cơ giới hóa hiện đại và trí tuệ nhân tạo (công nghệ 4.0) trong chế biến và bảo quản lâm sản. Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ kiểm lâm; xây dựng khung chính sách đặc thù để phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu hỗ trợ triển khai các giải pháp quản lý tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên cây keo tai tượng, keo lai, bồ đề, mỡ. Viện hỗ trợ tỉnh phát triển cây dược liệu dưới tán rừng theo chuỗi cung ứng từ gây trồng, chế biến, thương mại; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ rừng tại các khu rừng phòng hộ và đặc dụng. Đồng thời nghiên cứu giải pháp chính sách thực hiện thí điểm dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các – bon của rừng trên địa bàn tỉnh; triển khai các mô hình trồng cây bản địa đa mục đích; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lâm sinh trong xây dựng mô hình trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, cây trồng phân tán, sản xuất cây giống bằng bầu siêu nhẹ. Hiện tại, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã lựa chọn 10 ha gồm đất trống, đất sau khai thác và rừng trồng keo 4 – 5 tuổi tại Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương để triển khai thực hiện Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng hỗn giao cây bản địa sản xuất gỗ lớn tại vùng Đông Bắc”.
Ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương nhấn mạnh, hy vọng sự trợ giúp của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng keo chết héo đang xảy ra trên nhiều diện tích rừng của công ty.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam – cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu về lâm nghiệp của Việt Nam, sự hợp tác này chính là cơ hội góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, đưa Tuyên Quang trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế lâm nghiệp của cả nước.
Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn//kinh-te/nong-nghiep-nong-thon/co-hoi-cho-nganh-lam-nghiep-phat-trien-151233.html
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Lễ bàn giao Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững từ Tổng cục Lâm nghiệp về Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội thảo xây dựng khung Chiến lược nghiên cứu lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến 2050
- Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
- Hội thảo tổng kết dự án “Mở rộng hệ thống truy xuất thông minh nguồn gốc gỗ hợp pháp (iTwood) cho gỗ rừng trồng hộ gia đình để hỗ trợ triển khai Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp VNTLAS”
- Lễ giao nhiệm vụ Quyền Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên