Cộng sinh nấm rễ AM (Arbuscular mycorrhiza) được xác định là không thể thiếu ở hầu hết các loài thực vật trên Thế giới (hơn 90% loài thực vật cạn hình thành cộng sinh AM) và đặc biệt có vài trò quan trọng trên những lập địa có vấn đề, đất suy thoái, khô cằn, hay bị ô nhiễm.
Nẫm rễ cộng sinh AM không có tính đặc hiệu loài, do vậy chế phẩm AM có thể được áp dụng hiệu quả cho nhiều loài cây trồng nông, lâm, công nghiệp, cây ăn quả và hoa cây cảnh khác nhau.
Các tài liệu nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh, chế phầm Am không chỉ cần thiết để tạo được cây giống chất lượng cao, tăng sinh trưởng và năng suất rừng trồng mà còn tác dụng tăng hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với ngành lâm nghiệp cũng như các nhà khoa học trong thời gian qua, sản xuất chế phẩm AM theo cách kỹ thuật công nghệ nào để đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, giá thành hợp lý cũng như đáp ứng được nhu cầu sản xuất thực tế ngày một cao về tăng năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng, hiệu quả áp dụng, sử dụng và bảo vệ môi trường.
Đề tài cấp Quốc gia về “Nghiên cứu sản xuất nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) cho cây lâm nghiệp” (thuộc Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020) được các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện từ 2009-2013, đã lần đầu tiên nghiên cứu ứng dụng thành công Công nghệ nhân sinh khối AM in-vitro cho sản xuất chế phẩm AM dạng bột tại Việt Nam, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho ngành lâm nghiệp.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, tháng 9/2015 Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 3620/QĐ-BNN-KHCN công nhận Tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học về “Quy trình sản xuất chế phẩm Nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) in-vitro dạng bột cho cây Lâm nghiệp”. Đây là cơ sở quan trọng cho nhóm thực hiện tiếp tục triển khai các nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm AM tiếp theo cho sản xuất.
Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, xuất phát từ nhu cầu và phản hồi từ thực tiễn áp dụng chế phẩm AM cho cây trồng và môi trường, nhóm nghiên cứu của Viện đang phối hợp chặt chẽ cùng với các Doanh nghiệp khoa học – Công nghệ sinh học và Doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp tiến hành các nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện các công đoạn còn lại của dự án theo hướng áp dụng vào thực tiến.
Đó là công nghệ sản xuất sinh khối AM in-vitro nâng cao chất lượng, sinh khối AM cho sản xuất chế phẩm; Giảm giá thành sản phẩm chế phẩm AM bằng kết hợp công nghệ sinh khối AM in-vitro với in-vivo (chế phẩm gốc in-vitro hiện tại có giá thành là 1,2 triệu đồng/kg, cho 1500-2000 cây); Mở rộng áp dụng thử nghiệm chế phẩm cho các đối tượng cây trồng tiềm năng khác theo đòi hỏi thực tiễn; Cải tiến quy trình áp dụng theo hướng thân thiện, dễ sử dụng hơn từ yêu cầu của người sản xuất, và nghiên cứu áp dụng hiệu quả chế phẩm AM cho cải tạo phục hồi sinh thái bãi thải và ô nhiễm.
Chế phẩm đã được áp dụng thử nghiệm cho trồng rừng Keo tai tượng, Bạch đàn Uro và một số loại cây trồng khác tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc trung bộ. Kết quả bước đầu cho thấy chế phẩm AM làm tăng sinh trưởng, năng suất cây trồng rừng tới trên 20 % sau 2 năm trồng, đồng thời cải thiện tích cực các yêu tố môi trường đất về vi sinh vật tổng số, độ ẩm và độ phì.
NGUYÊN HUÂN
Nguồn: báo Nông nghiệp Việt Nam 27/10/2016
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh tới thăm và làm việc tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Giao lưu thường niên của nữ công Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và nữ công Trường Đại học Lâm nghiệp nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
- Hội nghị Đại biểu CĐCS Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2016
- Đóng tàu thuyền đi biển bằng bạch đàn Urô - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Điều tra, hỗ trợ kiểm kê rừng tại ba tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2015 – 2016.