Hà Văn Tiệp Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc, Sơn La Bùi Phước Chương Trung tâm Tư vấn và Nghiên cứu Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (CORENARM), Huế TÓM TẮT Với tài trợ của tổ chức Oxfam Anh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá việc triển khai các chính sách có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) tại tỉnh Lào Cai. Kết quả cho thấy. (1) Tỉnh chưa thực hiện giao đất lâm nghiệp, giao rừng cho cộng đồng dân cư theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm … [Read more...]
Nghiên cứu bổ sung một loài Đậu khấu mới thuộc chi Myristica Gronov. cho hệ thực vật Việt Nam
Hoàng Văn Sâm Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Myristica yunnanensis Y.H. Li được ghi nhận có phân bố ở nam Trung Quốc và bắc Thái Lan. Loài này lần đầu tiên được phát hiện tạị Việt Nam ở Vườn Quốc gia Bến En, địa phận huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào năm 2006. Mẫu vật được lưu giữ tại Phòng tiêu bản thực vật Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Thực vật quốc gia Hà Lan - chi nhánh Đại học Leiden (L). Trên cơ sở mô tả đặc điểm hình thái và so sánh với tiêu bản chuẩn tại Viện Thực vật quốc … [Read more...]
Nghiên cứu sử dụng than gỗ Đước để sản xuất than hoạt tính
Hà Tiến Mạnh, Nguyễn Bảo Ngọc Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Đước (Rhizophora apiculata) là loài cây gỗ rừng ngập mặn, tập trung chủ yếu ở Cà Mau, Bến Tre và TP. Hồ Chí Minh. So với gỗ rừng trồng khác (keo, bạch đàn, thông), gỗ Đước có nhiều tính chất cơ lý tốt hơn. Tuy nhiên, hơn 70% tổng sản lượng gỗ khai thác chỉ được sử dụng để hầm than nhiên liệu. Than gỗ Đước sản xuất theo phương pháp truyền thống có nhiệt lượng 28.000KJ/Kg, hàm … [Read more...]
Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Trọng Nhân, Bùi Duy NgọcViện Khoa học Lâm nghiệp Việt NamTÓM TĂTGỗ Hông (Paulownia fortunei(seem) Hemse), Thông mã vỹ (Pinus masoniana Lamb) và Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh) được nghiên cứu sử dụng để tạo ván ghép thanh. Kết quả nghiên cứu đã xác định được số liệu về gỗ nguyên liệu; đề xuất các giảp pháp công nghệ xử lý ẩm để giảm nứt vỡ cho gỗ Bạch đàn trắng, luộc gỗ làm giảm lượng nhựa cho gỗ Thông mã vỹ để tăng cường khả năng dán dính của gỗ; … [Read more...]
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm polyetylenglycol (Peg-600) đến ổn định của gỗ Mỡ biến tính
Đào Xuân Thu Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Mục đích của bài viết này là tìm ra quan hệ của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm của PEG-600 đến độ ổn định của gỗ Mỡ biến tính. Từ đó tìm ra thông số tối ưu của: nhiệt độ, thời gian ngâm, nồng độ PEG-600 để tạo ra gỗ Mỡ biến tính có tính ổn định cao. Từ khóa: Gỗ biến tính, Gỗ Mỡ, PEG-600. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam hiện nay, gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu sử dụng gỗ của xã hội ngày càng gia tăng. Do đó, hướng … [Read more...]
Lựa chọn môi trường nhận nuôi nấm Metarhizium để diệt mối Odontotermes Angustignathus Tsai Etchen hại cây con lâm nghiệp
Bùi Thị Thuỷ, Phan Lương Ngọc Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bốn loại môi trường (Sabouraud, Sabouraud bổ sung bột vỏ tôm, Sabouraud bổ sung bột vỏ cua, Sabouraud bổ sung cazein) đã được thử nghiệm để nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh bào tử trần (BTT), sinh enzyme của 3 chủng vi nấm Metarhizium M1, M2, M5. Kết quả cho thấy, trên môi trường Sabouraud bổ sung 0,5% bột vỏ tôm 3 chủng vi nấm sinh trưởng, sinh BTT, sinh enzyme tốt nhất. … [Read more...]
Kết quả điều tra kinh nghiệm sử dụng cây cỏ dùng làm thuốc của đồng bào Thái xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Phạm Hồng Ban Khoa Sinh, Trường Đại học Vinh TÓM TẮT Qua điều tra thực tế đã xác định được 238 loài cây thuốc thuộc 182 chi, 80 họ thực vật được đồng bào Thái ở xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An sử dụng. Trong đó có 11 họ đa dạng nhất, nổi bật là Thầu dầu (Euphorbiaceae) 14 loài, Cúc (Asteraceae) 13 loài, Cà phê (Rubiaceae) 10 loài, và 9 chi giàu loài nhất chiếm 4,95% tổng số chi và chiếm 13,45 % tổng số loài của cả hệ, nổi bật là chi Ficus có 5 loài và chi Solanum có 5 loài. Cây thuốc … [Read more...]
Đánh giá sinh trưởng của Mây nếp trồng trong vườn hộ và dưới tán rừng Bắc Kạn
Lê Thu Hiền, Lưu Quốc Thành, Nguyễn Quang Hưng Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Hiện nay, Mây nếp được gây trồng khá phổ biến theo 2 phương thức: Trồng trong vườn hộ và dưới tán rừng. Mây nếp trồng làm hàng rào quanh vườn hộ ở xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn sau 4,5 năm có tỷ lệ sống đạt 91-95%, cho sinh trưởng về chiều cao 220-455cm, sinh trưởng về đường kính là 0,7-1cm, 100% Mây nếp đã có 2 nhánh trở lên; trong đó mô … [Read more...]
Thành phần loài và giá trị sử dụng của nhóm lâm sản ngoài gỗ có sợi: Tre trúc và song mây ở Lâm Đồng
Lê Xuân Tùng, Trần Văn Tiến, Lưu Thế Trung Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Lâm Đồng TÓM TẮT Bước đầu điều tra thành phần loài và giá trị sử dụng của tre trúc và song mây ở Lâm Đồng cho thấy có 6 chi và 13 loài, trong đó nhóm tre trúc có 4 loài thuộc 3 chi và nhóm song mây 9 loài thuộc 3 chi được người dân sử dụng cũng như để trao đổi và buôn bán. Bộ phận sử dụng chính của tre trúc song mây là thân, ngoài ra măng của 2 loài là lồ ô (Bambusa procera) và Le (Gigantochloa sp.) ăn … [Read more...]
Trồng rừng keo gỗ xẻ: một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khuyến nghị các giống keo phù hợp
Phạm Xuân Đỉnh-Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ-FSIV Phí Hồng Hải (tác giả chịu trách nhiệm chính)-Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng-FSIV Chris Harwood, Chris Beadle, Sadanandan Nambiar- CSIRO – Hệ sinh thái bền vững, Private Bag 12, Hobart 7001, Australia Vũ Đình Hưởng-Phân viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nam Bộ-FSIV Đặng Thịnh Triều, Triệu Thái Hưng-Phòng NC Kỹ thuật Lâm sinh-FSIV TÓM TẮT Nghiên cứu tác động của tỉa thưa tới phát triển đường kính, tác … [Read more...]