KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ DÒNG KEO LAI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ DÒNG KEO LAI CÓ TRIỂN VỌNG

Phạm Thế Dũng, Nguyễn Trần Nguyên, Ngô Văn Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Khảo nghiệm hậu thế dòng vô tính cây keo được chọn từ các cây lai tự nhiên trong các quần thụ rừng trồng ở Tân Tạo, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thí nghiệm đã một lần nữa chứngminhcác dòng keo lai sinh trưởng vượt trội hơn so với hai loài cây bố mẹ trong cùng một điều kiện sinh trưởng và đồng thời chọn ra 4 dòng keo lai số 1, 3, 4, 8 trong 10 dòng keo lai khảo nghiệm có sinh trưởng đường kính, chiều … [Read more...]

Kết quả bước đầu về sử dụng chế phẩm Frankia trong trồng rừng phi lao ven biển

Phạm Quang Thu Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Việc gây trồng rừng phi lao ven biển trên cát hoặc các đụn cát di động thường gặp rất nhiều khó khăn do cát di động nên cây bị vùi lấp, điều kiện thời tiết khô hạn, cây thiếu nước nên các ngọn của cây bị khô héo, và chết. Sử dụng xạ khuẩn Frankia để nhiễm cho cây chủ Phi lao, hình thành mối quan hệ cộng sinh cố định đạm giúp cây trồng chống chịu được điều kiện khô hạn và sinh trưởng tốt trên đất nghèo dinh dưỡng. Thông qua thí nghiệm với … [Read more...]

ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Thông caribê và bạch đàn uro ở Đại Lải-Vinh Phúc

Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Đại Lải (Vĩnh Phúc), bạch đàn uro (E. urophylla) sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm: 100gNPK (5:10:3) kết hợp với 200g hữu cơ vi sinh và 100g vôi bột, năm thứ 3 bón thúc 150gNPK (5:10:3) kết hợp 300gSupe lân hoặc 200gNPK kết hợp 100g vôi bột vẫn có tác dụng rõ rệt, sau 5,5 năm tuổi trữ lượng gỗ cây đứng trung bình đạt từ 17,51-17,62m3/ha/năm. Thông caribê … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất ở tỉnh Sơn La

Võ Đại Hải, Tân Văn Phong Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Phát triển trồng rừng sản xuất ở các tỉnh vùng Tây Bắc là chủ trương của Nhà nước ta hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện trong đề tài Nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững vùng miền núi phía Bắc thuộc chương trình nghiên cứu KHCN phục vụ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc. Kết quả đề tài đã xây dựng được 19ha mô hình rừng trồng sản xuất, trong đó có 8ha rừng trồng cung cấp gỗ lớn, 7ha … [Read more...]

Nghiên cúu đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồng Bạch đàn và keo tại việt nam

Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế Viện Khoa học Lâm nghiệpViệt Nam Tóm tắt Nghiên cứu đề cập tới một số đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồng Bạch đàn E.Urophylla, Bạch đàn trắng E.Camaldunensis, Keo tai tượng A.mangium, Keo lá tràm A.auriculiformis tại Đoan Hùng (Phú thọ), Đại Lải (Vĩnh phúc), Sông Mây (Đồng Nai). Các chỉ tiêu về chế độ nước gồm cường độ thoát hơi nước, sức hút nước của lá, độ thiếu nước của lá, khả năng giữ nước của rừng.... Kết quả cho thấy cường độ thoát hơi nước của … [Read more...]

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN THỂ CHẾ TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Liên Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Ngay từ xa xưa, rừng đã gắn với sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số. Người dân thường thiết lập thể chế quản lý tài nguyên rừng theo hướng cùng nhau quản lý và cùng nhau hưởng lợi. Thể chế này được đánh giá là hiệu quả và bền vững nhất trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, do nhiều biến động về chính sách, kinh tế, xã hội mà thể chế quản lý rừng cộng đồng đã bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí là bị mất đi. … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu độ bền tự nhiên của một số loại gỗ rừng trồng tại Việt nam

Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trương Quang Chinh, Phan Lương Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam Tóm tắt Rừng trồng ở nước ta đã được phát triển mạnh với những loài cây bản địa và cây nhập nội có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nguyên liệu gỗ rừng trồng đang dần thay thế gỗ rừng tự nhiên trong công nghiệp chế biến gỗ. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng, đề tài đã tiến hành nghiên cứu đánh giá độ bền tự nhiên của 17 loại gỗ rừng trồng chủ yếu đối với côn trùng và nấm trong điều kiện phòng … [Read more...]

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN THÚC PHÂN KHOÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI

Phạm Thế Dũng, Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Văn Bình Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Thi nghiệm bón thúc phân khoáng trong 3 năm sau khi trồng rừng đã được thực hiện tại Tân Lập, tỉnh Bình Phước cho 4 dòng keo lai (TB03, TB05, TB06 và TB12). Điều ghi nhận là: trong điều kiện đất rừng còn tương đối tốt, vai trò của phân bón qua bón thúc phân NPK với các liều lượng khác nhau đối với sinh trưởng của rừng là không rõ rệt. Do đó, để nâng cao hiệu quả của thâm canh rừng trồng trong điều kiện này … [Read more...]

Một số đặc điểm sinh thái của cây Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến, Kim Bôi, Hoà Bình

Đoàn Đình Tam Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang) là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế và giá trị đa dạng sinh học cao, có tên trong sách đỏ của Việt Nam và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và cần được bảo tồn. Chò chỉ có biên độ sinh thái hẹp, thích hợp với cả loại đất feralit vàng nâu hoặc vàng đỏ và có thể sống thành quần thụ rừng và trong hệ sinh thái đó, chúng có thể có những vai trò khác nhau trên những lập địa khác nhau. Hiện nay, Chò chỉ đang … [Read more...]

Tuyển Chọn các dòng bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao

Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu, Nguyễn Văn Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được 73 gia đình loài bạch đàn E.camaldulensis có cấp bệnh từ 1-4 và sinh trưởng khá từ 150 gia đình bạch đàn FORTIP; từ rừng trồng sản xuất đã tuyển chọn được 78 cây trội bạch đàn E.camaldulensis chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh. Đưa vào khảo nghiệm 136 dòng bạch đàn tại các vùng có bệnh nguy hiểm từ đó tuyển chọn được các dòng chống chịu bệnh. Các dòng bạch đàn … [Read more...]

[logo-slider]