Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của Dẻ đỏ giai đoạn vườn ươm

Hà Thị Hiền Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Dẻ đỏ Lithocarpus ducampii (H. et A. Camus) A. Camus thuộc họ Dẻ (Fagaceae) là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên Dẻ đỏ còn rất ít, nhu cầu trồng rừng bằng cây bản địa ngày càng tăng, cần phải có những nghiên cứu cơ bản nhằm bổ sung hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của … [Read more...]

Kết quả xây dựng mô hình thí nghiệm xúc tiến tái sinh tại Lau Bai, Hoà Bình

Nguyễn Quang Khải Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Dự án phục hồi rừng tự nhiên vùng đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam (RENFODA – JICA) được triển khai trên phạm vi 20 xã vùng hồ Hoà Bình. Mục tiêu của dự án nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật để phục hồi rừng tự nhiên bị suy thoái. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng là tạo rạch và đám trống, có gieo hạt bổ sung các loài cây lá rộng bản địa dưới rừng thứ sinh kiệt tại hiện … [Read more...]

Đặc điểm của một số mô hình rừng trồng Luồng ở các tỉnh phía Bắc

Hoàng Văn Thắng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả điều tra một số mô hình rừng trồng Luồng ở các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình và Phú Thọ cho thấy hầu hết các rừng Luồng hiện có là rừng trồng thuần loài. Ngoài phương thức trồng thuần loài, Luồng còn được trồng hỗn loài với các loài cây lá rộng bản địa. Tuy nhiên, trong hầu hết các mô hình hỗn loài này các loài cây bản địa thường được đưa vào trồng dưới tán rừng Luồng sau 10-12 năm kinh doanh. … [Read more...]

Nghiên cứu xác định vùng trồng Bạch đàn U.urophilla cung cấp gỗ lớn ở Bắc Trung Bộ

Nguyễn Thanh Sơn Đặng Văn Thuyết Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định vùng trồng Bạch đàn Urô (E. urophylla) thích hợp cho vùng Bắc Trung Bộ để cung cấp gỗ lớn. Các nhóm nhân tố được xem xét để xác định điều kiện vùng gây trồng là khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài cây. Kết quả cho thấy Bạch đàn Urô có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với diện tích thích hợp 977.605ha chiếm 19,0%, … [Read more...]

Nhân giống cho một số dòng Tếch có năng suất cao mới được tuyển chọn

Đoàn Thị Mai, Lương Thị Hoan, Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lê Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Nguyễn Văn Long Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Năm 2006 và 2007, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng - Viện KHLN Việt Nam đã thu thập, tuyển chọn một số dòng tếch có tiềm năng sinh trưởng tốt và đã tiến hành nhân giống bằng nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,05% trong thời gian 10 phút cho kết quả tốt nhất, đạt trên 13%, thời gian lấy … [Read more...]

Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Lâm trường Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Võ Đại Hải, Trương Tất Đơ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng là một trong những hướng đi quan trọng của Lâm trường Văn Chấn nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, vấn đề QLRBV của Lâm trường đang còn gặp rất nhiều trở ngại. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp Lâm trường Văn Chấn tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn về QLRBV của FSC Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được tác động qua lại … [Read more...]

Kết quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và Thông đuôi ngựa xen Keo tai tượng ở vùng dự án KFW1

Trần Văn Con, Nguyễn Toàn Thắng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả xây dựng mô hình kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và xen Keo lá tràm được thiết lập do dự án KfW1 tài trợ tại Bắc Giang và Lạng Sơn. Kết quả theo dõi sau một năm cho thấy việc tỉa thưa đã cải thiện sinh trưởng của cây để lại rõ rệt, lượng tăng trưởng trong một năm sau khi tỉa thưa biến động từ 4-13,46 m3/ha/năm, trong khi rừng không … [Read more...]

Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia)

Ngô Quang Đê Lê Thanh Sơn, Đinh Thị Lê Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Các hoá chất được sử dụng để giâm hom 2 loài trà hoa vàng Ba Vì và Sơn Động là IAA, NAA, IBA và ABT1 với nồng độ sử dụng là 50, 100, 200ppm, thời gian xử lý là 60 phút. Kết quả cho thấy tất cả các loại hoá chất đều giúp hom ra rễ thuận lợi. Trà hoa vàng Ba Vì có tỉ lệ ra rễ 30-77,8%; tỷ lệ sống (bao gồm cả cây ra rễ và cây ra mô sẹo) đạt 72-97%. Trà hoa vàng Sơn Động có tỷ lệ ra rễ đạt 61-80%, tỷ lệ cây … [Read more...]

Đánh giá nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG) tại vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống

Phan Quang Tiến Trung tâm Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường rừng Nghệ An Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Bước đầu điều tra các loài LSNG ở vùng đệm khu BTTN Pù Huống cho thấy nơi đây có tới 609 loài thuộc 423 chi của 143 họ thuộc 4 ngành Thông đất, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Phân tích và đánh giá tính đa dạng sinh học cho thấy có 10 họ giàu nhất với 208 loài chiếm 43,21% và 36 họ có từ 5 loài trở lên với 400 loài chiếm 65,79% và 6 chi có từ … [Read more...]

Ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)

Phan Văn Thắng Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Hoàn cảnh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng khá rõ đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây rừng nói chung và cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) nói riêng. Kết quả nghiên cứu khả năng tái sinh của Giổi xanh dưới tán rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng (Gia Lai) và trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở Chi Lăng (Lạng Sơn) cho thấy Giổi xanh tái sinh tự nhiên tốt nhất ở độ tàn che 0,3. Trồng dưới tán rừng … [Read more...]

[logo-slider]