Các yếu tố khí tượng như nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và lượng mưa là những nhân tố sinh thái quan trọng đối với phân bố, sinh trưởng, phát triển của cây rừng. Nhiệt độ không khí thấp cây có thể ngừng sinh trưởng hoặc không tồn tại (đối với một số loài cây), nhiệt độ không khí quá cao cây rừng cũng có thể bị chết hoặc chỉ tồn tại đượcmột số loài cây mang tính chỉ thị hoặc đặc trưng. Lượng mưa làm tăng độ ẩm không khí, ngược lại độ ẩm không khí càng cao hay trạng thái bão hoà thì cũng là nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Mưa làm tăng lượng nứơc tự do trong đất tạo điều kiện thuận lợicho cây hút nước, các chất dinh dưỡng để quang hợp và tích luỹ các chất hữu cơ cho cây…
Nghiên cứu tương quan giữa nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và lượng mưa đến khả năng cho nhựa của rừng Thông nhựa nhằm tạo ra những điều kiện hoàn cảnh có lợi cho cây Thông nhựa tích luỹ được nhiều nhựa và tạo được các khu rừng chuyên doanh khai thác nhựa có năng suất cao và ổn định.
1.Mục tiêu
Xác định được hệ số tương quan (r) giữa lượng nhựa vi chích và một số yếu tố khí tượng (nhiệt, ẩm và lượng mưa) từ đó có thể tạo ra những điều kiện hoàn cảnh thuận lợi hơn cho Thông Nhựa tích luỹ, tiết nhựa nhiều và ổn định.
2.Nội dung và phương pháp
2.1Nội dung
Nghiên cứu biến động khả năng chảy dịch nhựa theo tháng trong ống vi chích của rừng Thông nhựa ở một số cấp tuổi và ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng (nhiệt, ẩm) đến lượng tiết nhựa tại khu vực nghiên cứu.
2.2 Phương pháp
– Vi chích lượng nhựa của 30 cây Thông nhựa vào ngày 15 hoặc 16 hàng tháng, 12 tháng/năm, thời gian vi chích 8 giờ/ngày, mỗi cây vi chích 3 dây, theo cùng 1 hướng. Lượng nhựa được tính bằng chiều dài (cm) đo trên ống vi chích. Bộ vi chích là bộ dây truyền huyết thanh dùng trong y tế và khoan gỗ có đường kính 4mm, khi vi chích dùng khoan gỗ khoan sâu vào thân cây từ 2,5-3,5cm, sau đó làm sạch phôi khoan và cắm ống.
– Thu thập các yếu tố khí tượng vào các ngày điều tra, đồng thời tổng hợp các yếu tố khí tượng nói trên từ trạm quan trắc khí tượng gần nhất.
– Các số liệu tính toán được sử lí trên máy vi tính bằng các phần mềm EXCEL.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM KEO LAI VÀ BẠCH ĐÀN LAI NHÂN TẠO
- MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- 100 NĂM VƯỜN SƯU TẬP CÂY RỪNG TRẢNG BOM
- Kết quả giâm hom Vù hương phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng
- Nghiên cứu một số đặc đIểm sinh vật học của cây Chò chỉ làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này ở vườn quốc gia Cúc Phương