Phạm Quang Thu, Đặng Thanh Tân
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Cây Luồng là một cây có giá trị kinh tế cao và được chọn làm một trong những cây trồng chủ lực của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Thời gian gần đây trên cây Luồng xuất hiện một loại bệnh mới, triệu chứng của bệnh là trên các lóng của cây Luồng bị bệnh xen những sọc màu tím, có thể kéo dài hết chiều dài của lóng hoặc những đoạn ngắn, rộng từ 1-4 mm. Trên các đốt ra rất nhiều cành nhánh. Những thân ký sinh bị bệnh thường xốp, mọng nước và đốt không cháy. Măng bị bệnh có màu tím, năm đầu măng còn to, những năm sau măng nhỏ dần; trên gốc măng bị bệnh mọc ra nhiều măng nhỏ và cứ thế hình thành các măng thứ cấp tạo thành các búi măng. Những măng này không thể phát triển thành thân khí sinh và một bụi Luồng khi đã bị bệnh thì lụi dần và không thể cho thu hoạch.
Từ những kết quả mô tả đặc điểm, màu sắc hệ sợi, đặc diểm và kích thước bào tử, kết hợp với phân tích ADN, nấm gây phân lập được từ các mẫu bệnh măng Luồng bị hại ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa được xác định là loài Fusarium equiseti (Corda) Sacc.
Khi trồng rừng mới, hố trồng được xử lý bằng vôi bột, hồ rễ cây giống bằng dung dịch score 0,1%, phun định kỳ dung dich score 0,1% trong thời gian 3-4 tháng cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ bụi bị bệnh rất thấp chỉ có 2,2%, số cây bị bệnh trên tổng số cây điều tra chỉ có 0,7%. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, bình quân mỗi bụi đạt 6,3 cây. Đối với rừng trồng bị bệnh: dọn sạch các cây, măng bị bệnh, tưới 10 lít dung dịch score 0,1% hoặc tilt 0,2% cho mỗi bụi Luồng. Các bụi Luồng của lô thí nghiệm này đã không xuất hiện măng trái vụ (măng bị bệnh) và không có cây bị bệnh, măng không bị bệnh to khỏe đã được hình thành đúng vụ.
Từ khóa: Cây Luồng, Bệnh sọc tím, Dung dịch score, Fusarium equiseti
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Luồng (Dendrocalamus membranaceus) thuộc phân họ tre (Bambusoideae) là cây có tác dụng nhiều mặt. Về sinh thái, cây Luồng có lượng lá lớn nên khả năng hút chất độc như CO2 và thải khí O2 làm trong lành không khí rất tốt, khi lá rụng xuống sẽ trả lại lượng mùn làm cho đất tơi xốp, thấm nước tốt, giảm dòng chảy bề mặt, hạn chế xói mòn rửa trôi. Ngoài ra, cây Luồng có hệ thống thân ngầm dày đặc, hệ rễ chùm phát triển nên có khả năng phòng hộ cao. Mặt khác Luồng có thể trồng xen với các loài cây gỗ khác làm tăng cấu trúc và sự ổn định cho rừng hỗn giao này, do có sự ổn định về các chu trình chuyển hoá về chất và năng lượng. Về kinh tế, cây Luồng dễ trồng, sinh trưởng nhanh, biện pháp lâm sinh đơn giản dễ áp dụng, trồng một lần cho thu nhập hàng năm, giá trị kinh tế cao, ổn định. Thân cây Luồng có thể sử dụng trong xây dựng, trong công nghiệp giấy, công nghiệp sản xuất ván nhân tạo và ngành thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Cây Luồng không những có giá trị về mặt sử dụng mà còn có giá trị về mặt thực phẩm, măng Luồng là loại thực phẩm ngon đang được ưa chuộng trong nước và quốc tế như các loại măng chua, măng ngọt, măng khô,…Vì vậy, cây Luồng chính là nguồn thu nhập chính của người dân. Về xã hội, cây Luồng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân, đặc biệt là người dân vùng trung du miền núi. Chính vì vậy, cây Luồng được chọn làm một trong những cây trồng chủ lực của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 352-363)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Tiêu chí phân chia rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng ở Việt Nam
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng
- Ảnh hưởng của lập địa khác nhau đến sinh trưởng của Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại Lương Sơn - Hòa Bình
- Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng trồng 3 loài keo ở Việt Nam
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học một số hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam