Nguyễn Văn Đức
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nứa là vật liệu tự nhiên, ngay sau khi khai thác cũng như quá trình sử dụng, nứa có thể bị các loài sinh vật như mốc, mọt gây hại, làm giảm phẩm chất, phá hỏng hàng hoá. Vì vậy, trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề, nứa nguyên liệu được ngâm trong ao hồ từ 3-4 tháng để loại bỏ các chất chiết xuất là đối tượng thức ăn của sâu, nấm. Quá trình xử lý nứa đã làm tiêu tốn thời gian, gây ô nhiễm nguồn nước ao hồ.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài được đặt ra: “Nghiên cứu tuyển chọn thuốc và công nghệ bảo quản nứa nguyên liệu làm hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, giúp cho sản xuất phát triển bền vững.
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Nứa nguyên liệu (Neohouzeana dullosa A. Camus)
Thuốc bảo quản lâm sản: LN5, XM5, cislin
2. Nội dung nghiên cứu
– Nghiên cứu tuyển chọn thuốc bảo quản nứa nguyên liệu
– Nghiên cứu khả năng thấm thuốc của nứa
– Nghiên cứu ảnh hưởng của bảo quản đến tính chất cơ lý của nứa nguyên liệu và chất lượng dán dính, màu sắc của sản phẩm
3. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu tuyển chọn thuốc: dựa trên cơ sở danh mục thuốc bảo quản lâm sản được phép lưu hành, lựa chọn một số loại thuốc phù hợp để bảo quản nứa. Tiến hành đánh giá hiệu lực của thuốc bảo quản với nấm, côn trùng hại nứa theo các phương pháp do Phòng NC Bảo quản lâm sản, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xây dựng, xác định loại thuốc, nồng độ sử dụng có hiệu lực tốt phòng chống sinh vật hại nứa.
– Nghiên cứu khả năng thấm thuốc của nứa: Qui hoạch thực nghiệm theo phương pháp yếu tố toàn phần, các tham số đầu vào (Các yếu tố ảnh hưởng) gồm nồng độ thuốc, thời gian, nhiệt độ. Tính toán, phân tích để lựa chọn công nghệ: chế độ ngâm tẩm, thông số công nghệ phù hợp.
Khả năng thấm thuốc của nứa được đánh giá bằng lượng thuốc thấm và độ sâu thấm thuốc, phụ thuộc vào một số yếu tố chủ yếu là nồng độ thuốc, thời gian ngâm.
Thực nghiệm xác định quan hệ giữa khả năng thấm thuốc bảo quản của nứa (Yi) với yếu tố ảnh hưởng (Xi) được tiến hành theo Qui hoạch thực nghiệm yếu tố toàn phần (YTTP).
+ Lượng thuốc thấm vào nứa được xác định theo phương pháp cân đo.
+ Độ sâu thấm thuốc của mẫu được xác định bằng thuốc chỉ thị màu.
– Nghiên cứu các tính chất cơ lý của nứa nguyên liệu, độ bền màng keo tráng phủ bề mặt: Sử dụng các tiêu chuẩn, phương pháp thử trong và ngoài nước, máy thử cơ lý vạn năng.
+ Ứng suất kéo: theo tiêu chuẩn DIN-53.255, công thức tính:
– Đánh giá sự thay đổi của màu sắc của nứa trước và sau ngâm thuốc bảo quản: dựa theo phương pháp phản xạ quang phổ, bằng máy so màu.
– Xử lý kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft-Excel-7.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu tuyển chọn thuốc bảo quản nứa nguyên liệu:
– Thuốc LN5 :
Thuốc LN5 là dạng thuốc muối vô cơ hoà tan trong nước. Thành phần chính của thuốc gồm có: ZnSO4.7H2O + NaF và phụ gia. Dung dịch thuốc có màu trắng nhạt, bảo quản tre nứa dùng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, thuốc có ưu điểm không làm biến màu nguyên liệu.
– Thuốc Cislin
Thuốc Cislin có hoạt chất chính là Deltamethrin. Đây là loại thuốc do hãng Bayer Crop Scienec sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam, nhà phân phối Bayer Viet Nam Ltd.
Công dụng: Thuốc có tác dụng phòng chống mọt cho tre, nứa, phù hợp để bảo quản nguyên vật liệu sử dụng dưới mái che, không tiếp xúc trực tiếp với nền đất.
Để đánh giá hiệu lực thuốc bảo quản nứa với sinh vật gây hại, nồng độ thuốc được xử lý ở các mức 3, 5, 7%, thời gian ngâm tẩm được giữ là 7 ngày. Từ đó xác định lượng thuốc thấm và hiệu lực bảo quản tương ứng, tìm ra lượng thuốc thấm hữu hiệu cho bảo quản nứa. Kết quả thực nghiệm được trình bày tại bảng:
Bảng 3.1: Kết quả hiệu lực bảo quản nứa của các loại thuốc
TT |
Loại thuốc |
Nồng độ (%) |
Lượng TT (kg/tấn nứa) |
Màu sắc nứa |
Hiệu lực với mọt |
Hiệu lực với mối |
hiệu lực với nấm |
1 |
LN5 |
3
|
11,83 |
trắng đục |
Trung bình |
Trung bình |
Trung bình |
5 |
15,26 |
trắng đục |
Tốt |
Tốt |
Tốt |
||
7 |
18,05 |
trắng đục |
Tốt |
Tốt |
Tốt |
||
2 |
Cislin |
1 |
3,62 |
trắng đục |
Trung bình |
Trung bình |
Kém |
1,25 |
4,27 |
trắng đục |
Trung bình |
Trung bình |
Kém |
||
1,5 |
4,81 |
trắng đục |
Tốt |
Tốt |
Trung bình |
Từ đó cho thấy hiệu lực của thuốc đối với côn trùng thuốc LN5 ở nồng độ 5% là tốt.
Vì vậy, trong điều kiện sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam, chúng tôi xác định để bảo quản nứa, lựa chọn thuốc LN5 là phù hợp, có hiệu lực ngăn chặn sự phá hoại của các loại sinh vật mốc, mối, mọt.
3.2. Nghiên cứu khả năng thấm thuốc bảo quản của nứa
Do nguyên liệu nứa nhập về tại các làng nghề đều ở dạng thanh, do vậy đề tài đã xác định khả năng thấm thuốc bảo quản của nứa ở dạng thanh theo phương pháp ngâm thường với thuốc LN5.
Khả năng thấm thuốc bảo quản LN5 theo nồng độ thuốc và thời gian ngâm:
Bảng 3.2: Lượng thuốc thấm LN5 với thời gian ngâm và nồng độ thuốc
TT |
Thời gian ngâm (ngày) |
Nồng độ thuốc (%) |
Lượng thuốc thấm (kg thuốc/tấn nứa) |
1 |
5 |
3 |
8,76 |
2 |
9 |
3 |
12,85 |
3 |
5 |
7 |
13,92 |
4 |
9 |
7 |
14,54 |
5 |
7 |
5 |
13,26 |
Theo số liệu thu thập, xây dựng phương trình tương quan lượng thuốc thấm LN5 với thời gian ngâm và nồng độ thuốc:
Y1 = 4,2635 + 0,5888*X1 + 0,8563*X2 (1)
Từ phương trình tương quan (1) thiết lập được bảng sau:
Bảng 3.3: Lượng thuốc thấm Y của LN5 với thời gian ngâm X1 và nồng độ thuốc X2
TT |
X1(ngày) |
X2(%) |
Y(kg/tấn) |
1 |
5 |
3 |
9,78 |
2 |
6 |
4 |
11,22 |
3 |
7 |
5 |
12,67 |
4 |
8 |
6 |
14,11 |
5 |
9 |
7 |
15,56 |
Từ bảng trên vẽ được đồ thị:
Đồ thị 1: Lượng thuốc thấm của LN5 với thời gian ngâm và nồng độ thuốc
Từ phương trình tương quan, theo điều kiện thực tế của sản xuất, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tương ứng với lượng thuốc thấm phù hợp, chúng ta có thể xây dựng được chế độ ngâm tẩm phù hợp. Nếu ngâm tẩm ở nồng độ thuốc quá cao, thời gian xử lý quá dài, lượng thuốc thấm sẽ quá cao, không cần thiết, gây lãng phí trong sản xuất, tăng giá thành, khó tiêu thụ trong lưu thông phân phối hàng hoá…
3.3. Nghiên cứu tác động bảo quản đến tính chất cơ lý, màu sắc nứa:
Kết quả thử cơ lý ứng lực kéo trượt màng keo và độ bền uốn được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.4: Độ bền kéo trượt màng keo, uốn của nứa được bảo quản
TT |
Loại mẫu |
Nồng độ thuốc (%) |
Thời gian ngâm (ngày) |
Ứng suất kéo trượt (KG/cm2) |
Ứng suất uốn (KG/cm2) |
2 |
LN5 |
5 |
7 |
49.86 |
48.75 |
3 |
ĐC |
0 |
7 |
53.81 |
50.52 |
Kết quả cho thấy ảnh hưởng của thuốc bảo quản LN5 tới ứng suất kéo trượt màng keo và ứng suất uốn của nứa so với đối chứng là không đáng kể.
Với kết quả đánh giá tác động bảo quản đến độ thay đổi màu sắc, những sản phẩm hàng thủ công cần giữ màu tự nhiên của nứa, được sơn phủ bằng loại sơn trong suốt như PU thì sử dụng LN5, hầu như không ảnh hưởng tới mỹ quan sản phẩm.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất thử nghiệm tại làng nghề của tỉnh Nam Định được một số sản phẩm theo hình dưới đây:
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy bảo quản nứa làm hàng thủ công mỹ nghệ có tính khả thi, ngăn ngừa được sinh vật gây hại, đảm bảo các yêu cầu về tính chất cơ lý, độ dán dính màng keo, sơn phủ bề mặt, màu sắc sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu thực tế sản xuất làng nghề.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Nứa là nguồn lâm sản có giá trị, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bước đầu nghiên cứu bảo quản nứa đã thu được kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được loại thuốc bảo quản phù hợp:
Thuốc LN5 sử dụng ở nồng độ 5%, thời gian ngâm 7 ngày, lượng thuốc thấm đạt 12,67 kg/tấn nứa, độ đổi màu DE=0,73, dùng bảo quản cho mặt hàng cần nhuộm màu sản phẩm. Kết quả thử tính chất cơ lý, độ bền dán dính cho thấy quá trình xử lý bảo quản nứa bằng LN5 đáp ứng được yêu cầu chất lượng hàng hoá, trang trí bề mặt và mỹ quan sản phẩm.
Kết quả đã được thử nghiệm tại làng nghề Yên Tiến, Ý Yên, tỉnh Nam Định, tạo ra sản phẩm phù hợp với sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Kiến nghị:
Trên đây là kết quả bước đầu nghiên cứu bảo quản nứa, để ứng dụng vào sản xuất cần thử nghiệm với qui mô lớn hơn, theo dõi độ ổn định của sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ với thời gian dài hơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2002), Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản tre dùng trong xây dựng, Luận án tiến sĩ kỹ thuật.
2. Hồ Sĩ Tráng (2004), Cơ sở hoá học gỗ và xenluloza, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
3. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Đức (2005), Bảo quản lâm sản – Chế phẩm XM5 – Yêu cầu kỹ thuật, Tiêu chuẩn ngành.
4. Nguyễn Văn Đức (2006), Bảo quản lâm sản- Chế phẩm bảo quản tre gỗ LN5– Yêu cầu kỹ thuật, Tiêu chuẩn ngành.
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
- Kỹ thuật trồng Lim xanh
- Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa có giá trị ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận
- Kỹ thuật trồng Lát hoa
- Hội nghị quốc tế về “Sử dụng nguồn gỗ tốt: Xu hướng hiện tại và triển vọng tương lai”