Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

Ngày 12/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.

 

Nghị định quy định việc đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác đối với người đang giữ hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ tại các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn của hạng chức danh cao hơn. Việc đặc cách bổ nhiệm chỉ áp dụng 01 lần đối với 01 các nhân hoạt động khoa học công nghệ đang giữ hạng chức danh.

Nghị định quy định chi tiết việc trọng dụng các nhà khoa học đầu ngành về khoa học công nghệ: Theo đó, cá nhân hoạt động khoa học công nghệ được xem xét, công nhận là nhà khoa học đầu ngành khi có trình độ tiến sĩ trở lên; đứng đầu về chuyên môn của bộ môn khoa học, phòng thí nghiệm hoặc tương đương trong các đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học trọng điểm và các tổ chức khoa học công nghệ thuộc thẩm quyền thành lập; có ít nhất 03 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có uy tín hoặc chủ biên 01 sách chuyên khảo hoặc là tác giả của 01 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ và được ứng dụng, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội trong 03 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét chọn; sử dụng thành thạo ít nhất 01 ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn, giao tiếp được bằng tiếng Anh và được ít nhất ¾ thành viên Ban chấp hành Hội khoa học chuyên ngành thống nhất đề xuất công nhận là nhà khoa học đầu ngành…

Từ khi được công nhận là nhà khoa học đầu ngành, trung bình mỗi năm phải có ít nhất 01 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có uy tín; hoặc có ít nhất 03 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước có uy tín; có ít nhất 01 sách chuyên khảo hoặc giáo trình giảng dạy sau đại học; có ít nhất 01 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có công nghệ, giải pháp kỹ thuật được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội; hàng năm, phải chủ trì ít nhất 01 hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành; trong 03 năm, chủ trì thực hiện và được nghiệm thu ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; hàng năm, trực tiếp tham gia đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ và hướng dẫn học viên sau đại học; …

Các nhà khoa học đầu ngành được hưởng các ưu đãi: Được cấp kinh phí hàng năm theo đề xuất từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện các hoạt động của nhóm nghiên cứu xuất sắc thuộc lĩnh vực chuyên môn; được hỗ trợ kinh phí sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm trọng điểm khác để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ; được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng; xuất bản công trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn; được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và nước ngoài (không quá 02 lần/năm); được hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành tại Việt Nam; được hưởng ưu đãi hàng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014.Nghi dịnh 40-2014-ND-CP

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]