PGS.TS Ngô Đình Quế 2006-2008
Ths Đinh Thanh Giang 2009.
1. Tóm tắt.
Đề tài trọng điểm cấp Bộ: “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm” được thực hiện trong 4 năm 2006- 2009.
2. Nội dung chủ yếu của đề tài:
1. Tổng hợp các tài liệu ở trong và ngoài nước, các kết quả trong nghiên cứu và sản xuất có liên quan.
2. Điều tra, đo đếm sinh trưởng rừng ngoài hiện trường, xây dựng bản đồ năng suất rừng trồng ở các cơ sở sản xuất. Nghiên cứu và đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đất đai với năng suất của các loại rừng và xác định các tiêu chuẩn phân hạng đất (Mỗi vùng lựa chọn 1- 2 khu vực đã trồng rừng, diện tích mỗi khu vực tối thiểu 500ha, xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/10.000).
3. Xây dựng bản đồ độ thích hợp của một số loài cây trồng rừng chủ yếu theo các yếu tố khí hậu, địa hình và đất đai cho từng vùng sinh thái trọng điểm (Bản đồ tỷ lệ 1/ 250.000).
4. Phân hạng và đánh giá mức độ thích hợp của các loài cây trồng chủ yếu với các hạng đất trong từng vùng sinh thái. Dự báo năng suất rừng trồng và mức đầu tư của từng loại cây trồng trên các hạng đất.
5. Xây dựng phần mềm đánh giá và phân hạng đất trồng rừng cho một số cây trồng rừng chủ yếu.
6. Thử nghiệm kết quả phân hạng đất và chạy phần mềm, xây dựng bản đồ ở các vùng trồng rừng, so sánh đánh giá kết quả (mỗi vùng một điểm và xây dựng một bản đồ tỷ lệ 1/10.000 theo quy trình và phần mềm phân hạng mới xây dựng).
7. Xây dựng quy trình điều tra, phân hạng đất đơn giản, dễ áp dụng.
8. Tập huấn kỹ thuật phân hạng đất và sử dụng phần mềm phân hạng.
3. Kết quả đạt được.
Trên cơ sở điều tra thực địa, đánh giá sinh trưởng rừng trồng trên các dạng lập địa khác nhau đề tài đã xây dựng được 10 bảng phân hạng đất cấp vi mô cho 10 loài cây trồng rừng sản xuất tại 5 vùng lâm nghiệp trọng điểm, đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng của một số loại cây chính trên các hạng đất khác nhau, đã đề xuất căn cứ đầu tư trồng rừng sản xuất và xây dựng phần mềm đánh giá đất Lâm nghiệp (FOLES).
TT |
Vùng nghiên cứu |
Đối tượng nghiên cứu chính |
1 |
Trung tâm Bắc Bộ | 3 loài: Bạch đàn Uro, Keo lai, Keo tai tượng. |
2 |
Đông Bắc Bộ | 4 loài: Thông nhựa, Thông mã vĩ, Keo lai, Keo tai tượng. |
3 |
Bắc Trung Bộ | 5 loài: Thông nhựa, Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Luồng. |
4 |
Tây Nguyên | 4 loài: Thông ba lá, Bạch đàn Uro, Keo lai, Keo lá tràm. |
5 |
Đông Nam Bộ | 5 loài: Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng, Dầu nước, Sao đen. |
3.1. Nghiên cứu phân hạng đất cấp vĩ mô
Keo lai : Vùng Đông Nam Bộ là vùng thích hợp nhất cho trồng Keo lai có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 94,88% diện tích đất trống và đất rừng trồng của vùng; tiếp sau đó là vùng Tây Nguyên có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 57,67%; ba vùng Trung tâm, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ở mức thích hợp trung bình.
Keo tai tượng: Vùng Đông Nam Bộ là vùng thích hợp nhất cho trồng Keo tai tượng có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 94,88% diện tích đất trống và đất rừng trồng của vùng; tiếp sau đó là vùng Bắc Trung Bộ có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 36,98%; hai vùng Trung tâm, Đông Bắc Bộ ở mức thích hợp trung bình.
Keo lá tràm: Vùng Đông Nam Bộ là vùng thích hợp nhất cho trồng Keo lá tràm có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 94,64% diện tích đất trống và đất rừng trồng của vùng; tiếp sau đó là vùng Tây nguyên có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 57,54%; cuối cùng là Bắc Trung Bộ tổng diện tích đất rất thích hợp và thích hợp là 37%.
Luồng: ở vùng Bắc Trung Bộ : diện tích rất thích hợp trồng Luồng chiếm 3,15% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích đất thích hợp là 32,05%, diện tích ít thích hợp nhiều nhất chiếm 49,16% và diện tích hạn chế là 15,64%.
Thông nhựa: ở vùng Đông Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ đều thích hợp cho trồng rừng Thông nhựa: có tổng diện tích rất thích hợp và thích hợp gần tương đương nhau (30- 40% diện tích đất trống và đất rừng trồng), diện tích ít thích hợp ở cả 2 vùng ~ 50%.
Thông mã vĩ: ở vùng Đông Bắc Bộ, diện tích thích hợp chiếm 39,39% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích ít thích hợp nhiều nhất chiếm 52,76% và diện tích hạn chế là 7,85%.
Thông ba lá: Vùng Tây Nguyên diện tích rất thích hợp trồng Thông ba lá là không đáng kể chỉ chiếm 1,95% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích đất thích hợp nhiều nhất chiếm 61,58%, diện tích ít thích hợp chiếm 25,48% và diện tích hạn chế là 10,99%.
Sao đen và Dầu nước vùng Đông Nam Bộ: Diện tích rất thích hợp trồng Sao đen chiếm 29,57% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích đất thích hợp là nhiều nhất chiếm 66,33%, diện tích ít thích hợp là 3,97% và diện tích hạn chế rất ít không đáng kể (0,13%)
– Diện tích rất thích hợp trồng Dầu nước chiếm 31,72% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích đất thích hợp nhiều nhất chiếm 64,41%, diện tích ít thích hợp chiếm 3,74% và diện tích hạn chế không đáng kể (15,64%).
3.2. Kết quả phân hạng đất cấp vi mô và hiệu quả kinh tế rừng trồng
Bảng 1: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Keo lai
Hạng đất |
Loại đất |
Độ dốc (0) |
Độ dày (cm) |
Dung trọng (g/cm3) |
Thực bì |
Hữu cơ (%) |
Hạng 1 |
Fu, Xp, Fk, D, Ff |
< 15 |
> 70 |
< 1,1 |
Ic, Ib1 |
> 4 |
Hạng 2 |
Xp,Fp, Fs |
15- 25 |
50 -70 |
1,1- 1,3 |
Ib2,Ib1 |
3- 4 |
Hạng 3 |
Xs, FS, Fq |
25 – 35 |
30- 50 |
1,3- 1,4 |
Ia,Ib2 |
2 -3 |
Hạng 4 |
E, Fq |
> 35 |
<30 |
> 1,4 |
Ia |
<2 |
Bảng 2: Năng suất Keo lai theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu
Hạng đất |
Năng suất theo vùng nghiên cứu (m3/ha/năm) |
||||
Trung tâm |
Đông Bắc Bộ |
Bắc Trung Bộ |
Tây Nguyên |
Đông Nam Bộ |
|
Hạng 1 |
> 20 |
> 18 |
> 18 |
> 22 |
> 25 |
Hạng 2 |
15- 20 |
15- 18 |
15- 18 |
18- 22 |
20- 25 |
Hạng 3 |
10- 15 |
10- 15 |
10- 15 |
15- 18 |
15- 20 |
Hạng 4 |
< 10 |
< 10 |
< 10 |
< 15 |
< 15 |
Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở các vùng nghiên cứu
Hạng đất |
Doanh thu từ rừng (đồng/ha) |
Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha) |
NPV (đồng/ha) |
NPV/năm (đồng/ha/ năm) |
IRR (%) |
Số năm hoàn vốn (năm) |
Hiệu suất đầu tư (lần) |
I |
52.157.245 |
10.458.518 |
35.203.560 |
5.654.508 |
34,47 |
2,71 |
3,22 |
II |
39.617.590 |
10.555.166 |
24.058.279 |
3.822.845 |
27,80 |
3,29 |
2,46 |
III |
29.066.382 |
10.856.037 |
14.428.019 |
2.230.737 |
19,47 |
4,60 |
1,90 |
IV |
26.630.833 |
10.787.673 |
3.345.510 |
477.930 |
11,33 |
5,06 |
1,70 |
Bảng 4: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Keo tai tượng
Hạng đất/ cấp năng suất |
Loại đất |
Độ dốc (0) |
Độ dày (cm) |
Dung trọng (g/cm3) |
Thực bì |
Hữu cơ (%) |
Hạng 1 |
Fu, Xp, Fk, D |
< 10 |
> 70 |
< 1,1 |
Ib1, Ic |
> 4 |
Hạng 2 |
Xp,Fa, Fp |
10- 15 |
50- 70 |
1,1- 1,2 |
Ib2,Ib1 |
3-4 |
Hạng 3 |
Xs, Fa, Fq, Fp |
15 – 25 |
30- 50 |
1,2- 1,3 |
Ia,Ib2 |
2 -3 |
Hạng 4 |
Fq, E |
>25 |
<30 |
> 1,3 |
Ia |
<2 |
Bảng 5: Năng suất theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu
Hạng đất |
Năng suất theo vùng nghiên cứu (m3/ha/năm) |
||||
Trung tâm |
Đông Bắc Bộ |
Bắc Trung Bộ |
Tây Nguyên |
Đông Nam Bộ |
|
Hạng 1 |
> 18 |
> 15 |
> 15 |
– |
> 20 |
Hạng 2 |
15- 18 |
13- 15 |
13- 15 |
– |
15- 20 |
Hạng 3 |
10- 15 |
10- 13 |
10- 13 |
– |
10- 15 |
Hạng 4 |
< 10 |
< 10 |
< 10 |
– |
< 10 |
Bảng 6: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng ở các vùng nghiên cứu
Hạng đất |
Doanh thu từ rừng (đồng/ha) |
Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha) |
NPV (đồng/ha) |
NPV/năm (đồng/ha/ năm) |
IRR (%) |
Số năm hoàn vốn (năm) |
Hiệu suất đầu tư (lần) |
I |
52.418.721 |
13.579.177 |
38.839.544 |
4.636.452 |
27,02 |
3,98 |
3,19 |
II |
34.485.669 |
13.294.102 |
21.191.567 |
2.629.560 |
21,82 |
5,00 |
2,08 |
III |
26.508.212 |
13.581.765 |
12.926.447 |
1.619.637 |
18,33 |
6,03 |
1,58 |
IV |
13.301.938 |
13.092.027 |
209.911 |
27.016 |
6,86 |
15,10 |
1,03 |
Ghi chú: Với chu kỳ 8 năm ở các vùng Trung tâm, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ
Bảng 7: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Keo lá tràm
Hạng đất/ cấp năng suất |
Loại đất |
Độ dốc (0) |
Độ dày (cm) |
Dung trọng (g/cm3) |
Thực bì |
Hữu cơ (%) |
Hạng 1 |
D, Fs, Ff, Fk , Fu, Xp, Fp |
< 15 |
> 70 |
< 1,2 |
Ib1, Ic |
> 3 |
Hạng 2 |
Xp,Fs, Fp |
15- 25 |
50- 70 |
1,2- 1,3 |
Ib2, Ib1 |
2- 3 |
Hạng 3 |
Xs, Fa, Fq |
25 – 35 |
30- 50 |
1,3-1,4 |
Ia, Ib2 |
1- 2 |
Hạng 4 |
E, Fq, M |
> 35 |
< 30 |
>1,4 |
Ia |
<1 |
Bảng 8: Năng suất Keo lá Tràm theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu
Năng suất theo vùng nghiên cứu (m3/ha/năm) |
|||
Bắc Trung Bộ |
Tây Nguyên |
Đông Nam Bộ |
|
Hạng 1 |
> 14 |
> 18 |
> 20 |
Hạng 2 |
9- 14 |
15- 18 |
15- 20 |
Hạng 3 |
6- 9 |
10- 15 |
10- 15 |
Hạng 4 |
< 6 |
< 10 |
< 10 |
Bảng 9: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lá tràm ở các vùng nghiên cứu
Hạng đất |
Doanh thu từ rừng (đồng/ha) |
Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha) |
NPV (đồng/ha) |
NPV/năm (đồng/ha/ năm) |
IRR (%) |
Số năm hoàn vốn (năm) |
Hiệu suất đầu tư (lần) |
Hạng 1 |
94.742.258 |
14.036.134 |
72.048.791 |
6.704.805 |
23,91 |
4,46 |
4,11 |
Hạng 2 |
65.843.733 |
13.352.150 |
37.912.250 |
3.657.372 |
19,29 |
5,49 |
2,94 |
Hạng 3 |
53.018.175 |
14.049.201 |
25.623.641 |
2.419.297 |
16,90 |
6,39 |
2,43 |
Hạng 4 |
26.099.500 |
13.129.265 |
906.735 |
13.752 |
11,00 |
6,80 |
1,82 |
Ghi chú: tính trung bình với chu kỳ 12 năm cho ở 3 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Bảng 10: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Bạch đàn urophylla vùng Trung tâm
Hạng đất |
Loại đất |
Độ dốc (0) |
Độ dày (cm) |
Dung trọng (g/cm3) |
Thực bì |
Hữu cơ (%) |
Hạng 1 |
Ff, Fp, Fs, Fk, Fu |
< 15 |
> 70 |
0,9- 1,1 |
Ic, Ib1 |
> 4 |
Hạng 2 |
Ff, Fq, Fs |
15- 25 |
50- 70 |
1,1- 1,3 |
Ib1, Ib2 |
3- 4 |
Hạng 3 |
Fq, Fa |
25 – 35 |
30- 50 |
1,3- 1,4 |
Ib2, Ia |
2- 3 |
Hạng 4 |
E, H |
> 35 |
< 30 |
>1,4 |
Ia*, Ia |
< 2 |
Bảng 11: Năng suất Bạch đàn Uro theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu
Hạng đất |
Năng suất theo vùng nghiên cứu (m3/ha/năm) |
||||
Trung tâm |
Đông Bắc Bộ |
Bắc Trung Bộ |
Tây Nguyên |
Đông Nam Bộ |
|
Hạng 1 |
> 22 |
– |
– |
> 24 |
– |
Hạng 2 |
17- 22 |
– |
– |
18- 24 |
– |
Hạng 3 |
12- 17 |
– |
– |
12- 18 |
– |
Hạng 4 |
< 12 |
– |
– |
< 12 |
– |
Bảng 12: Hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn Uro vùng Trung tâm
Hạng đất |
Doanh thu từ rừng (đồng/ha) |
Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha) |
NPV (đồng/ha) |
NPV/năm (đồng/ha/ năm) |
IRR (%) |
Số năm hoàn vốn (năm) |
Hiệu suất đầu tư (lần) |
I |
32.682.275 |
11.692.867 |
20.989.408 |
3.293.372 |
23,33 |
4,29 |
2,79 |
II |
20.599.860 |
11.432.496 |
9.167.364 |
1.611.825 |
17,40 |
5,75 |
1,80 |
III |
17.310.281 |
11.485.934 |
5.824.348 |
938.992 |
14,41 |
7,00 |
1,50 |
IV |
8.829.195 |
11.573.439 |
-2.744.244 |
-455.633 |
2,48 |
-21,32 |
0,76 |
Bảng 13: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Luồng
Hạng đất/ cấp năng suất |
Loại đất |
Độ dốc (0) |
Độ dày (cm) |
TPCG |
Thực bì |
Hữu cơ (%) |
Hạng 1: Dtb = 10-12cm /10 năm |
Fs, Fp,D |
< 15 |
> 70 |
T1,T2 |
IIIa, IIb |
>4 |
Hạng 2: Dtb = 8-10cm / 10 năm |
Ff, Fs, Fa |
15- 25 |
50- 70 |
T3 |
IIa, IIb |
2- 4 |
Hạng 3: Dtb = 6- 8 cm / 10 năm |
Fa, Fq, Fv |
25 – 35 |
30-50 |
T3,T4 |
Ic, Ib1,Ib2 |
1- 2 |
Hạng 3: Dtb <6 / 10 năm |
C, E |
> 35 |
< 30 |
T4 |
Ia |
< 1 |
Bảng 14: Bảng hiệu quả kinh tế luồng
Hạng đất |
Tổng doanh thu (đồng/ha) |
Tổng chi phí (đồng/ha) |
NPV (đồng/ha) |
NPV/năm (đồng/ha/ năm) |
IRR (%) |
Số năm hoàn vốn (năm) |
Hiệu suất đầu tư (lần) |
I |
51.277.902 |
4.168.748 |
47.109.154 |
4.710.915 |
41 |
2,44 |
12 |
II |
46.463.620 |
4.168.748 |
42.294.872 |
4.229.487 |
35 |
2,86 |
11 |
III |
27.331.808 |
4.168.748 |
23.163.060 |
2.316.306 |
33 |
3,08 |
7 |
Bảng 15: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Thông nhựa
Hạng đất/ cấp năng suất |
Loại đất |
Độ dốc (0) |
Độ dày tầng đất (cm) |
Dung trọng (g/cm3) |
Thực bì |
Hữu cơ (%) |
Hạng 1: Cấp năng suất > 8m3/ha/năm |
Fq, Fa |
< 25 |
> 50 |
1,0- 1,2 |
Ia*, Ib1 |
> 3 |
Hạng 2: Cấp năng suất 5- 8 m3/ha/năm |
Fs,Fq, Fa, Ff |
25- 35 |
30- 50 |
1,2- 1,3 |
Ib1, Ic |
2- 3 |
Hạng 3: Cấp năng suất <5m3/ha/năm |
Fs, Fq, Fa |
> 35 |
< 30 |
1,3- 1,5 |
Ia, Ib2 |
1- 2 |
Hạng 4: Không trồng |
E, Fv,C |
> 35 |
Trơ sỏi đá |
> 1,5 |
Ia |
< 1 |
pHKCl > 5,5 |
Bảng 16: Năng suất Thông nhựa theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu
Hạng đất |
Năng suất theo vùng nghiên cứu (m3/ha/năm) |
|
Đông Bắc Bộ |
Bắc Trung Bộ |
|
Hạng 1 |
> 8 |
> 10 |
Hạng 2 |
5- 8 |
6- 10 |
Hạng 3 |
< 5 |
< 6 |
Bảng 17: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Thông nhựa
Hạng đất |
Doanh thu từ rừng (đồng/ha) |
Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha) |
NPV (đồng/ha) |
NPV/năm (đồng/ha/ năm) |
IRR (%) |
Hiệu suất đầu tư (lần) |
I |
243.990.596 |
16.299.995 |
227.690.602 |
7.003.300 |
30,98 |
12,88 |
II |
177.810.477 |
12.938.765 |
164.871.712 |
6.510.262 |
20,25 |
9,09 |
III |
94.913.108 |
13.984.657 |
80.928.618 |
3.025.065 |
14,05 |
7,68 |
Ghi chú: tính cho chu kỳ 30 năm ở vùng Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Bảng 18: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Thông mã vĩ vùng Đông Bắc Bộ
Năng suất/Hạng đất |
Loại đất |
Độ dốc (0) |
Độ dày tầng đất (cm) |
Dung trọng (g/cm3) |
Thực bì |
Hạng 1: Cấp năng suất >11 m3/ha/năm |
Fq, Fa, Fp |
< 15 |
> 50 |
1,0- 1,2 |
Ia*, Ib1 |
Hạng 2: Cấp năng suất 8- 11 m3/ha/năm |
FS, Fq, Fa, Ff |
15- 25 |
30- 50 |
1,2- 1,3 |
Ia*, Ib2,Ib1 |
Hạng 3: Cấp năng suất 5- 8 m3/ha/năm |
Fs,Fa, Ff |
25 – 35 |
< 30 |
1,3- 1,5 |
Ia, Ib2 |
Hạng 4: Cấp năng suất < 5 m3/ha/năm |
C, E, Fv |
> 35 |
Trơ sỏi đá, thoát nước kém |
> 1,5 |
Ia |
pHKCl > 5,5 |
Bảng 19: Hiệu quả kinh tế rừng trồng Thông mã vĩ
Hạng đất |
Doanh thu (đồng/ha) |
NPV (đồng/ha) |
NPV/năm /ha |
IRR (%) |
Số năm hoàn vốn (năm) |
Hiệu suất đầu tư (lấn) |
I |
144.122.457 |
119.896.784 |
5.449.854 |
19 |
5,2 |
5,95 |
II |
118.262.964 |
89.668.778 |
4.075.854 |
16 |
6,1 |
4,14 |
III |
88.730.088 |
57.341.638 |
2.606.438 |
14 |
7,3 |
2,83 |
Bảng 20: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Thông ba lá vùng Tây Nguyên
Hạng đất/ cấp năng suất |
Loại đất |
Độ dốc (0) |
Độ dày tầng đất (cm) |
Dung trọng (g/cm3) |
Thực bì |
Hạng 1: Cấp năng suất >12m3/ha/năm |
Fa,Fq |
< 15 |
> 70 |
0,9- 1,1 |
Ia*, Ib1 |
Hạng 2: Cấp năng suất 10- 12 m3/ha/năm |
Fs, Fq, Fk |
15- 25 |
50- 70 |
1,1- 1,2 |
Ia*, Ib2,Ib1 |
Hạng 3: Cấp năng suất 8- 10m3/ha/năm |
Ff, Fs, Fq |
25 – 35 |
30-50 |
1,2- 1,4 |
Ia, Ib2 |
Hạng 4: Cấp năng suất < 8m3/ha/năm |
E, Ff, Fk* |
> 35 |
< 30 |
> 1,4 |
Ia |
Bảng 21: Hiệu quả kinh tế trồng rừng Thông ba lá
Hạng đất |
Doanh thu |
NPV/ha |
NPV/năm |
IRR (%) |
Số năm hoàn vốn |
Hiệu suất đàu tư |
1 |
308.086 |
113,67 |
7,58 |
23 |
3.85 |
7.70 |
2 |
212.960 |
76,31 |
5,08 |
20 |
4.32 |
7.51 |
3 |
185.018 |
62.57 |
4,17 |
18,5 |
8.70 |
6.55 |
Bảng 22: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Sao đen và Dầu nước vùng Đông Nam Bộ
Hạng đất/ cấp năng suất |
Loại đất |
Độ dốc (0) |
Độ dày (cm) |
Dung trọng (g/cm3) |
Thực bì |
Hữu cơ (%) |
Hạng 1: Cấp năng suất >10m3/ha/năm |
Fu, X, Fp |
< 15 |
> 70 |
< 1,1 |
Ic |
> 4 |
Hạng 2: Cấp năng suất 8 – 10 m3/ha/năm |
X,Fq, Fp, Fa |
15- 25 |
50- 70 |
1,1- 1,2 |
Ib2, Ib1 |
3- 4 |
Hạng 3: Cấp năng suất 6-8 m3/ha/năm |
Xs, FS, Fq, FP |
25- 35 |
30- 50 |
1,2- 1,3 |
Ia, Ib2 |
2- 3 |
Hạng 4: Cấp năng suất <6 m3/ha/năm |
E, Fq |
> 35 |
< 30 |
>1,3 |
Ia |
< 2 |
3.3. Phần mềm đánh giá đất lâm nghiệp FOLES
Phần mềm có thiết kế giao diện thân thiện, dễ sử dụng, dễ chuyển giao. Người dùng không cần có kiến thức về GIS vẫn dễ dàng sử dụng chương trình thông qua các bước hướng dẫn đơn giản được thiết kế theo dạng vòng khép kín. Toàn bộ hệ thống tính toán bản đồ, xây dựng báo cáo, tạo bản in đều được tự động hóa, từ đó tạo ra hai lợi ích cho người dùng: i) giảm thiểu công sức để tạo các bản đồ / báo cáo thành quả, vốn là phần rất tốn thời gian trong các dự án quy hoạch, qua đó người dùng có thể tập trung hơn vào việc nghiên cứu kết quả đầu ra, xem xét và lựa chọn các mô hình canh tác, kinh doanh rừng hiệu quả; ii) có được bộ kết quả bản đồ, báo cáo theo tiêu chuẩn tránh được các nhầm lẫn không đáng có về bản đồ học, về địa danh, về chính tả.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Học bổng Thạc sĩ Lâm nghiệp nhiệt đới và quốc tế tại Đại học Goettingen (Đức)
- Báo cáo tóm tắt đề tài: Thiết kế chế tạo và chuyển giao hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ
- Kỹ thuật trồng Muồng đen
- Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau
- Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng-giai đoạn 2006-2010