TS. Phạm Thế Dũng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nhiều năm qua, việc gây trồng các loài cây có giá trị kinh tế trên vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận đang gặp nhiều khó khăn. Đã có hàng ngàn ha rừng trồng bị chết do khô hạn, còn lại cũng sinh trưởng rất kém.
Do đó,việc tìm kiếm những loài cây bản địa có khả năng chịu được điều kiện khô hạn nhưng có gía trị kinh tế, có khả năng cải tạo môi trường, cải thiện tiểu vùng sinh thái cho phát triền nông nghiệp… là điều cần giải quyết trong đề tài NC: “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa có giá trị ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận”.
- Nghiên cứu ở Nước ngoài
Đã có NC kỹ thuật gây trồng rừng vùng khô hạn “Lâm nghiệp trên hành tinh cát” (Forestry in Sandy World) của Benn Salmb, Erent. – FAO Unasylva Vol. 34 No 135, 1982.
NC trồng cây trên các dải cát và gò đồi ven biển (Đài Loan) (hàng rào chắn gió bằng phên tre với hệ thống cọc giữ khá vững chắc rồi trồng cây Phi lao vào giữa hai dãy hàng rào phên tre…
Nhật Bản đã nghiên cứu thành công trồng rừng trên sa mạc ở Châu Phi với lớp cát dày nhiều mét bằng cách áp dụng phương pháp thủy canh kéo dài rễ cây trong những ống tre (ốp 2 bên rễ cây), khi cây có rễ dài trên 2 mét mới đem đi trồng.
2. Nghiên cứu ơ trong nước
Đã có nhiều NC có liên quan như:
- NC trồng Phi Lao trên đất cát ven biển của Gíao sư Lâm Công Định (Quảng Bình, Bình Thuận).
- Phí Quang Điện (1997), bao gồm 5 xuất xứ và 3 loài đã công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật như A.difficilis, A.tolurosa, A.tumida (Bộ NN&PTNT,2005).
- Các mô hình trồng với vành đai cây xanh khác phụ trợ cây Điều (Nguyễn Văn Mễ, 1990).
- Ngô Đức Hiệp (2005) NC xây dựng mô hình lâm nông nghiệp vùng duyên hải miền Trung (Chà Là, Điều, Phi Lao) gắn với các loài cây NN.
- Tạ Minh Sơn (2002) xây dựng cơ sở khoa học xây dựng các mô hình kinh tế-kỹ thuật vùng duyên hãi miền Trung.
- Đặng Văn Thuyết (2008) đã NC giải pháp trồng rừng phòng hộ trên đất cát ven biển (phối hợp cây cao, nhỡ) theo các đai rừng tùy theo nhóm dạng lập địa đã được phân hạng.
- Năm 2005, Ái Lâm,Tuy Phong (BT) đã xây dựng mô hình trồng Cóc hành 10 ha. Tỷ lệ cây sống đạt trên 90% sau 1 năm.
- Nguyễn Việt Cường (2005-2006), đã thử ghép hai loài cây Xoan chịu hạn và Cóc hành (chưa công bố).
- Nghiên cứu về phân loại, mô tả hình thái, sinh thái của một số cây chịu hạn, trong đó có Cây Trôm của GS. Phạm Hoàng Hộ (1999) đã được ghi nhận, nhưng Sò Đo và Cóc Hành chưa được mô tả.
- NC về gia trị sử dụng của Cóc hành, Neem Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Duy Trang (2002), Nguyễn Thành Lê (2003).
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về loài cây bản địa vùng Ninh Thuận và Bình Thuận chưa nhiều, mặc dù tỉnh Ninh Thuận đã có trồng thử cây Cóc Hành, Trôm nhưng kỹ thuật trồng, xác định đúng các dạng lập địa vùng khô hạn gắn liền với các chỉ tiêu kinh tế xã hội là điều cần tiếp tục NC. Cây Sò đo là cây bản địa tìm thấy tại nhiều nơi ở rừng thứ sinh và trên các vùng đấ cát nhưng chưa đượ quan tâm gây trồng.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định tập đoàn cây bản địa có gía trị tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng ba (03) loài cây Trôm, Cóc Hành và Sò Đo.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1-
- Điều tra phân bố tự nhiên của các loài cây bản địa có gía trị và có khả năng gây trồng
- Trồng sưu tập ít nhất 10 loài cây bản địa có gía trị khoa học, kinh tế, có nguy cơ tuyệt chủng và có khả năng phục hồi bằng kỹ thuật tái sinh nhân tạo
Nội dung 2 –
- NC kỹ thuật nhân giống: NC kỹ thuật thu hái, bảo quản hạt và NC kỹ thuật tạo giống cây bằng hạt và kỹ thuật giâm hom
- NC KT trồng trên 2 dạng lập địa chủ yếu của hai tỉnh
- NC xác định đặc điểm lập địa trồng.
- NC sử dụng phân bón.
- NC mật độ trồng phối hợp bón phân.
- NC nâng cao sinh trưởng với cây Sò Đo thông qua các kỹ thuật lâm sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Áp dụng phương pháp NC sinh thái mô tả:
- Khảo sát thu thập mẫu, thống kê và mô tả ngoài thực địa và kết hợp tài liệu tham khảo sẽ xác định đặc tính hình thái,sinh thái học, giá trị kinh tế và môi trường của một số loài cây bản địa.
- Sử dụng công cụ (RRA) và (PRA) nhằm khai thác “kiến thức bản địa” cho khảo sát các lòai cây về gía trị kinh tế.
- Phương pháp điều tra:
+ Mạng lưới ô tiêu chuẩn điển hình
+Ô điều tra 1000m2 (33x30m), có 35 ô điều tra (Tại vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) 15 ô; Lâm trường Ninh Sơn (Ninh Thuận) 5 ô; Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu (Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu) 5 ô; Khu Bảo tồn Takú (Bình Thuận) 5 ô; Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Quoai (Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận) 5 ô) .Ngoài ra, tại TP. Phan Thiết, huyện Bắc Bình, Tuy Phong (Bình Thuận), huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được điều tra theo các tuyến điều tra.
2. Áp dụng phương pháp NC sinh thái thực nghiệm.
– Địa điểm NC: Trạm TNLN Thiện Nghiệp Bình Thuận và Ninh Phước Ninh Thuận và phòng thí nghiệm tại Phân viện.
– Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3-5 lần lặp lại tùy theo từng thí nghiệm.
– Phương pháp thu thập số liệu: Đối với các thí nghiệm nhân giống; đối thí nghiệm trong phòng thí nghiệm; đối với TN ngoài rừng: 6 tháng 1 lần đo các chỉ số sinh trưởng D, H, chỉ số khác.
– Xử lí kết qủa NC bằng các công cụ thống kê thông thường.
(chi tiết xem báo cáo tổng kết)
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Xác định các loài cây chịu hạn.
Những căn cứ để chọn loài có khả năng đưa vào trồng thử nghiệm và trồng vườn sưu tập:
- Căn cứ vào sự hiện diện của loài tại vùng nghiên cứu qua các đặc điểm sinh thái hình thái được mô tả trong phụ lục báo cáo;
- Căn cứ khả năng gây trồng qua điều tra.
- Căn cứ vào giá trị sử dụng: Giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn, giá trị môi trường.
- Căn cứ vào tỷ lệ số phiếu phỏng vấn các hộ dân thuận trồng.
è Sau khi phân tích số liệu, đề tài đã chọn ra được 10 loài cây có khả năng gây trồng tại vùng khô hạn gồm: Trôm hôi, Cóc hành, Sò Đo, Me keo (Keo gai), Me Ngọt, Sến cát, Dầu cát, Gõ đỏ, Xoay (xây), Vên vên. Các loài cây này cũng được trồng thử trong vườn sưu tập tại nơi nghiên cứu.
2. Kết quả TN về nhân giống
2.1 . Thí nghiệm giâm hom cây Cóc Hành
a . Thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể giâm hom
Nội dung TN: G1 – Gía thể cát; G2 – Giá thể tro: cát (tỷ lệ 1:1)
Bảng 1. Ảnh hưởng của gía thể giâm hom đến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ hom có mô sẹo sau 50 ngày giâm hom.
Lần lặp lại | Dung lượng mẫu | Tỉ lệ hom ra rễ (%) | Tỉ lệ hom có mô sẹo (%) | ||
G1 |
G2 |
G1 |
G2 |
||
1 |
50 |
28 |
20 |
32 |
30 |
2 |
50 |
30 |
22 |
36 |
22 |
3 |
50 |
30 |
24 |
32 |
24 |
TB |
|
29 |
22 |
33.3 |
25 |
Như vậy, giá thể là cát tốt hơn giá thể cát tro theo tỷ lệ 1:1. Ngoài ra tỷ lệ hom có mô sẹo của giá thể cát cũng cao hơn. Số hom có mô sẹo có khả năng ra rễ cao. Về thống kê, phân tích Anova cho thấy sự khác nhau giữa hai giá thể có ý nghĩa (P=0.0053>0.01). Vậy giá thể cát chọn giâm hom tốt hơn.
Kết qủa nghiên cứu
Bảng 2. Phát triển của hệ thống rễ giâm hom Cóc hành dưới ảnh hưởng của gía thể.
Chỉ tiêu theo dõi |
Nghiệm thức |
|
G1 |
G2 |
|
Bình quân số lượng rễ trên cây hom (cái) |
1.6 |
1.2 |
Bình quân chiều dài của rễ dài nhất (cm) |
37.0 |
18.0 |
Bình quân chiều dài của rễ của hom (cm) |
23.0 |
14.0 |
Bảng trên cho thấy ba chỉ tiêu tính được của nghiệm thức G1 (giá thể cát) đều cao hơn nghiệm thức G2 (giá thể cát tro theo tỷ lệ 1:1). Điều này càng khẳng định giá thể cát được chọn trong giâm hom cây cóc hành là tốt hơn gía thế cát-tro. Quan sát chỉ số ra rễ bình quân được thể hiện cũng cho thấy năng lực của hệ thống rễ của giá thể cát lớn hơn nhiều so với trên gía thể cát-tro.
b. Ảnh hưởng của các loại hom và giá thể
Bảng 3. Ảnh hưởng của loại hom & giá thể đến tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ hom có mô sẹo sau 50 ngày giâm hom
Lần lặp lại | Dung lượng mẫu | Tỉ lệ hom ra rễ (%) | Tỉ lệ hom có mô sẹo (%) | ||||||
N1G1 |
N1G2 |
N2G1 |
N2G2 |
N1G1 |
N1G2 |
N2G1 |
N2G2 |
||
1 |
50 |
24 |
24 |
20 |
14 |
32 |
10 |
14 |
12 |
2 |
50 |
26 |
22 |
22 |
14 |
30 |
8 |
14 |
10 |
3 |
50 |
24 |
26 |
20 |
12 |
32 |
8 |
16 |
10 |
TB |
|
24.7 |
24.0 |
20.7 |
13.3 |
31.3 |
8.7 |
14.7 |
10.7 |
Trong đó nghiệm thức N1G1(giá thể cát và hom ngọn ) có tỷ lệ ra rễ cao nhất, nghiệm thức N2G2 (giá thể cát tro theo tỷ lệ 1:1 và hom kề ngọn) có tỷ lệ ra rễ thấp nhất. Phân tích bảng ANOVA cho thấy sự khác nhau giữa hai giá thể thì rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0.0003 <<< 0.01), và giữa hai loại hom cũng rất rõ (P = 0.015 < 0.05).
c. Ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ra rễ và giá thể
Thí nghiệm chỉ ra rằng: Giâm hom trên gía thể cát và không cần xử lý thuốc (T0G1) vẫn cho tỷ lệ rễ cao và có các chỉ số phát triển rễ khá. Nếu sử dụng thêm chất kích thích IBA thì cải thiện sinh trưởng chiều dài rễ tốt hơn (T2G1).
Như vậy đối với giâm hom cây Cóc hành có thể chọn giá thể cát, lấy hom ngọn và có thể sử dụng chất kích thích ra rễ IBA hoặc không đều cho khả năng ra rễ cao và chất lượng hệ rễ tốt so với các nghiệm thức khác trong thí nghiệm.
2.2 Thí nghiệm giâm hom cây trôm
- Ảnh hưởng của loại thuốc kích thích
Ba công thức thí nghiệm
– Bo: Đối chứng (không sử dụng thuốc)
– B1: Dùng thuốc bột IBA 500ppm, nhúng hom trước khi giâm
– B2: Dùng thuốc thương phẩm (NZM), nhúng trước khi giâm.
Hom cây Trôm được xử lý bằng thuốc thương phẩm (NZM) có tỷ lệ ra rễ và các chỉ số phát triển rễ tốt hơn không xử lí hoặc xử lí bằng dạng thuốc bột 500ppm.
2.3 Kết quả thí nghiệm bảo quản hạt giống Trôm
Số liệu trên thấy, tỷ lệ nẩy mầm nghiệm thức II (2 sôi + 3 lạnh) đạt tỷ lệ cao nhất (97.8%), thấp nhất là nghiệm thức IV (nước sôi) ( 42.2%). Hai nghiệm thức I (ngâm nước lạnh) và III (3 sôi + 2 lạnh) không có sự khác biệt rõ về mặt thống kê về tỷ lệ nẩy mầm. Thế nảy mầm của nghiệm thức II cũng đạt tỷ lệ cao nhất (88.9%) và thấp nhất cũng là nghiệm thức IV (dùng nước sôi).
3. Nghiên cứu thăm dò sử dụng phân bón
Nghiên cứu thăm dò yâu cầu phân bón của Cóc hành và Trôm đã được thực hiện sau 1 năm tại Bình Thuận.Kết qủa cho thấy định hướng sử dụng phân Lân hữu cơ vi sinh và than củi tận dụng cho trồng rừng ở vùng khô hạn.
4. Nghiên cứu kỹ thuật trồng
4.1. Xác định lập địa trồng
Vùng khô hạn, nơi NC chủ yếu thuộc nhóm đất cát – kí hiệu là AR (C. Arenosol). Trong số 7 đơn vị (loại) đất có 3 loại chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đất cồn cát trắng vàng, đất cồn cát đỏ và đất cát điển hình (Hội khoa học đất Việt Nam, 2000). Hai loại đầu rất quan trọng và chủ yếu ở vùng ven biển, khô hạn nơi nghiên cứu.
Đất cát đỏ (RHODIC ARENOSOLS)
Về tính chất chung của nhóm đất cát đỏ là: thành phần cơ giới nhẹ theo chiều sâu phẫu diện. Tỷ lệ cát chiếm chủ yếu khoảng 80-90%, limon và sét chỉ chiếm dưới 20%, sét thường dưới 5%. Diện tích: 77.000 ha, chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận.Độ ẩm đất thay đổi theo mùa, từ tháng 12 đến tháng 4 rất khô chỉ 0,6-0,9% và tầng cát khô này sâu từ tới 100 cm từ mặt đất và từ 100-150cm thì độ ẩm mới đạt 1-1,5%. Từ tháng 5- 8 tăng từ 1,1-2,2% ở độ sâu từ 0-50cm và đạt 7-8,5% ở độ sâu 150-200 cm. Tỷ lệ sét vật lý có khá hơn (6-10%), cấp hạt cát khoảng 68-72%. Hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng N,P,K cation kiềm trao đổi thường cao hơn đất cát vàng và đất cát trắng. Hàm lượng mùn khỏang 1,0-1,1%, đạm tổng số khỏang 0,1%. Lân và Ka li nghèo ở khỏang 0,03% và 0,05%. Do đó, trên loại đất này hình thành được các thảm cây tự nhiên, cây bụi, cây gai, làm tăng khả năng cố định của loại đất này. Do thường phân bố ở địa hình bằng phẳng, nên có thể phù hợp cho một số loài cây nông lâm nghiệp.
Đất cát trắng vàng (LUVIC ARENOSOLS):
Diện tích khoảng 222.000 ha, thường phân bố ở vành ngoài sát biển, đan xen với giải đất phù sa ở vùng đồng bằng kéo dài từ Nghệ Tĩnh đến Ninh Thuận, Bình Thuận. Có nơi cồn cát cao tới 200-300m, tùy theo địa hình nó có thể là cồn cát đã cố định hoặc đang còn di động. Loại đất này được sử dụng chủ yếu trong lâm nghiệp (hơn 151.000 ha) (Sâm, 2001). Tùy theo qúa trình hình thành, loài đất này được phân thành 3 loại:
Đất cát trắng vàng mới bồi ven biển; đất cồn cát di động; đất cát cố định.
Kết qủa điều tra sinh trưởng của ba loài cây NC trên các loại đất này đã được thống kê.
4.2 Kết quả trồng rừng trên lập địa đất cát đỏ
Nghiên cứu kỹ thuật làm đất: Hai nghiệm thức
- Dọn thực bì bằng thủ công phát chặt cây bụi, cuốc hố trồng, không bón phân, cự li trồng 3x4m.
- Phát và dọn thực bì bằng thủ công, cày toàn diện bằng cày 3 chảo 2 lần đạt độ sâu 30 cm. Sau đó cuốc hố trồng cây không bón phân, cự li trồng 3x4m.
Kết qủa:
– Tỷ lệ sống của việc cày đất cho tỷ lệ sống của cả ba loài cao hơn rất nhiều so với không cày.
– Thấp nhất là Cóc hành, khả năng cạnh tranh với cây bụi và cỏ giấy rất kém. Tỷ lệ sống chỉ 10% nếu không cày đất.
– Các chỉ số khác về sinh trưởng H và D của nơi cày đất tốt hơn so với không cày đất khá rõ: sau 1 năm trồng, H và D Cóc hành đã tăng 5,2 % và 13,3 %. Tương tự, Trôm là: 1,5% và 20%. Còn Sò đo việc cày đất có hiệu qủa rất rõ rệt, các chi số tương ứng là 95,5 % và 66,6%;
Nghiên cứu kỹ thuật bón phân: Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức:
- Bón lót 1kg phân vi sinh/hố trước khi trồng. Kí hiệu I
- Bón lót 0.5kg vi sinh + 0.2kg DAP/hố. Kí hiệu II.
- Bón lót 1 kg than củi vụn /hố. Kí hiệu III.
- Bón lót 0,5 kg than củi vụn/hố. Kí hiệu IV
- Không bón phân. Kí hiệu V
Kết qủa:
Sau 3 năm, dù chưa có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về tăng trưởng đường kính khi phân tích ANOVA, song vẫn có sự vượt trội về sinh trưởng của các công thức có bón phân so đối chứng. Công thức bón than (công thức 1 và 3) và bón vi sinh (công thức 4) đều cho có sinh trưởng tốt hơn đối chứng hoặc bón phân vô cơ phối hợp vi sinh (công thức 2).
Thí nghiệm mật độ trồng
– Trồng Sò đo mật độ dày tới 3330 c/ha, có các chỉ tiêu tỷ lệ sống, phẩm chất cây và sinh trưởng đều khá hơn so các mật độ khác.
– Sau 1 năm trồng, chưa có sự khác biệt đáng kể về sinh trưởng chiều cao, đường kính giữa các mật độ trồng khác nhau của Trôm.
Kết qủa trồng vườn sưu tập- 2 ha tại Bình thuận
Đề tài đã sưu tập 10 loài cây được chọn và trồng: Tỷ lệ sống cao nhất sau 2 năm trồng là nhóm lòai Cóc hành, Sò Đo, Trôm với tỷ lệ sống từ 86,1 % – 95,9 %, đây chính là 3 loài đã được NC thăm dò kỹ thuật trồng. Kế tiếp là nhóm cây Me ngọt, Gõ đỏ có tỷ lệ sống gần 80%, Vên vên và Xoay từ 51,9 % – 52,6% thấp nhất là nhóm cây Sến cát, Dầu cát, tỷ lệ sống 30,4-35,3 %.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1) Xác định loài cây bản địa
Mười (9) loài cây bản địa có gía kinh tế và có khả năng gây trồng trên vùng đất cát ven biển Ninh Thuận , Bình Thuận đã được xác định Đó là : Trôm, Cóc hành, Sò đo, Me ngọt, Me keo, Vên vên, Xoay, Gõ đỏ, Sến cát, Dầu cát. Riêng cây Me keo chưa xác định dược khả năng trồng.
2) Kỹ thuật nhân giống
+KT xử lí hạt Trôm: Ngâm hạt trong nước có tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 12h rồi đem hạt đi ủ cho kết quả tốt nhất.
Bảo quản hạt Trôm ở nhiệt độ thấp như tủ đá (-120 C), tủ lạnh (50C) và tủ mát (90C) có tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm cao hơn so với không bảo quản hoặc xử lí bằng dạng thuốc bột 500ppm.
+ Nhân giống cây Cóc hành: Có thể chọn giá thể cát, lấy hom ngọn và sử dụng chất kích thích ra rễ IBA (hoặc không) để giâm hom.
+ Nhân giống cây Trôm: Hom cây Trôm được xử lý bằng thuốc thương phẩm có tỷ lệ ra rễ và các chỉ số phát triển rễ tốt hơn không xử lí
3). Xác định lập địa gây trồng: Có thể chọn đất cát đỏ (Rhodic arenosol) trong số 7 loại đất được điều tra tại Ninh Thuận tại Bình Thuận để gây trồng Trôm, Cóc hành và Sò Đo.
4).Thí nghiệm trong chậu đã chứng tỏ rằng sử dụng phân vi sinh phối hợp với than là rất tốt đối với sinh trưởng của Trôm, Cóc hành và Sò đo trên các loại đất cát. Đây là cơ sở cho các thử nghiệm bón than và vi sinh trong trồng ở vùng đất cát đỏ Bình Thuận.
5).Thí nghiệm cày đất: Trước khi trồng tốt nhất cày đất hai lần bằng cày 3 chảo có độ sâu 30 cm.
6). Bón phân cho rừng: Có thể bón lót phân vinh sinh hoặc bón than với liều lượng 1 kg/cây. Cũng có thể bón lót đến 3 kg phân hữu cơ nếu nguồn phân dồi dào và tài chính cho phép.
7). Về mật độ trồng: Thời gian còn qúa ngắn để kết luận về mật độ trồng Sò đo và Trôm, cần được NC tiếp.
8).Xây dựng vườn sưu tập: Đã trồng 10 loài. Kết qủa tỷ lệ sống tương đối tốt, có 8 lòai có tỷ lệ sống >50%. Cao nhất thuộc về 3 loài như đã chọn để NC kỹ thuật. Thấp nhất là Sến cát và Dầu cát. Cần có NC tiếp tục về kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ sống của các loài thử nghiệm.
Kiến nghị
Kính đề nghị nên đầu tư NC sâu hơn cho loài cây Trôm, một loài cây đang có nhu cầu thị trường rất lớn, có gía trị kinh tế và có khả năng phát triển mở rộng tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Kỹ thuật trồng Lát hoa
- Hội nghị quốc tế về “Sử dụng nguồn gỗ tốt: Xu hướng hiện tại và triển vọng tương lai”
- Kỹ thuật trồng Keo lá liềm
- Thông báo bán đấu giá tài sản là rừng trồng thuộc trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Lang Hanh, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A.Camus) và Gáo trắng (Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng trọng điểm.