Nguyễn Đình Hải, Mai Trung Kiên, Hà Huy Thịnh,
Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Nguyễn Đức Kiên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Macadamia là tên gọi chung cho 9 loài cây thuộc chi Macadamia, họ Chẹo thui (Proteaceae). Hai loài cây có giá trị thương mại trong 9 loài cây này là M.integrifolia Maiden &Betche và M. tetrraphylla L. Johnson đều có nguyên sản ở vùng ven biển phía Đông – Nam Queensland và Đông- Bắc New South Wales của Australia. Các loài khác không thể ăn được vì có vị đắng. Macadamia là cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, tỷ lệ nhân 30- 50%, tỷ lệ dầu trong nhân 71 – 80%. Nhân hạt Macadamia được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp.
Thành phần chất dinh dưỡng trong nhân hạt Macadamia như chất béo chiếm 78,2%, các hợp hất đường 10%, các hợp chất đạm (protein) 9,2%, Kali 0,37%, phốt pho 0,17%, Ma nhê 0,12%, vv, hàm lượng dầu béo 78,2% trong nhân hạt Macadamia cao hơn Lạc, Điều vv.
Năm 1994 cây Macadamia integrifolia đã được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trồng thử tại Ba Vì. Đến năm 1999 một số cây đã bắt đầu cho quả, năm 2002 có cây đã đạt 7 kg hạt.
Năm 2002 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã nhập 9 dòng Macadamia của Australia và 2 dòng của Trung Quốc. Đây là những dòng sai quả đang được nhiều nước trên thế giới nhập giống gây trồng. Ngoài ra trong các năm 2002, 2003, …, một số địa phương như Con Cuông (Nghệ An), Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, v.v. nhập giống Macadamia từ Trung Quốc về gây trồng.
Tuy vậy, cây Macadamia là một giống cây cho quả mới mà chúng ta chưa có những nghiên cứu cần thiết. Vì vậy, việc nhập các dòng có năng suất cao trồng thử nghiệm trên một số vùng sinh thái ở nước ta nhằm xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của các dòng đã nhập và nghiên cứu phương thức nhân giống thích hợp cho loài cây này là rất cần thiết cho việc phát triển trồng cây Macadamia ở Việt Nam thông qua đề tài « Khảo nghiệm giống và nhân giống cho cây Macadamia ở Việt Nam » giai đoạn 2002 – 2005 và đề tài « Tiếp tục khảo nghiệm và đánh giá khả năng phát triển cây Macadamia ở Việt nam » giai đoạn 2006 -2010 do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thục hiện.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. nội dung nghiên cứu
– Đánh giá khả năng ra hoa kết quả của các dòng Macadamia đã trồng ở giai đoạn 1 (2002 -2005).
– Xây dựng 8,0 ha mô hình khảo nghiệm hậu thế của 20 giống sai quả các giống Macadamia đã nhập.
– Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống giâm hom và ghép cho Macadamia.
-Trồng bổ xung vườn vật liệu giống gốc Macadamia có năng suất sản lượng hạt cao.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khảo nghiệm giống
– Khảo nghiệm dòng vô tính, hậu thế Macadamia được trồng theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3-4 lần lặp, mỗi lặp trồng 2-4 cây/dòng.
– Mật độ trồng 192 cây/ ha (7m x 7m), lượng phân bón 50kg phân chuồng hoai + 500gam NPK/cây.
2.2.2. Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom
2.2.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hóa sinh trưởng, thời vụ, giá thể, loại hom đến tỷ lệ ra rễ của hom
– Chất điều hòa sinh trưởng đã dùng là IAA, IBA, và NAA với 5 nồng độ khác nhau là 500ppm, 750ppm, 1000ppm, 1500ppm và 2000ppm.
– Mỗi ccông thức thí nghiệm gồm 90 hom chia 3 lần lặp lại.
2.2.2.2. Khả năng ra rễ của các dòng Macadamia
– Sử dụng một loại thuốc kích thích ra rễ IBA 1500 ppm thí nghiệm giâm hom cho các dòng Macadamia.
– Mỗi công thức thí nghiệm 90 hom, chia 3 lần lặp lai, mỗi lặp 30 hom
2.2.3. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp ghép
2.2.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp ghép, thời vụ, tuổi gốc ghép đến tỷ lệ sống của hom ghép.
– Các phương pháp được áp dụng là ghép mắt, ghép áp cành và ghép nối.
– Mỗi công thức thí nghiệm gồm 90 hom chia 3 lần lặp.
2.2.3.2. Khả năng nhân giống bằng phương pháp ghép của các dòng Macadamia
– Thí nghiệm thực hiện theo phương pháp ghép nối.
– Mỗi dòng ghép 90 hom chia 3 lần lặp, mỗi lặp 30 hom.
2.2.4. Theo dõi thời gian ra hoa, đậu quả một số giống Macadamia trồng tại Ba Vì năm 2002.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3. 1. Khảo nghiệm dòng vô tính.
Đề tài triển khai 8,0 ha mô hình khảo nghiệm dòng vô tính Macadamia tại Ba Vì (Hà Nội) 2,0 ha ; Uông Bí (Quảng Ninh) 1,0 ha ; Mai Sơn (Sơn La) 1,0 ha ; Đồng Hới (Quảng Bình) 1,0 ha ; Krông Năng (Đắc Lắc) 1,0 ha ; Đắc Plao (Đắc Nông)1,0 ha và Đại Lải (Vĩnh Phúc) 1,0 ha. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tại Ba Vì (Hà Nội) ; Đồng Hới (Quảng Bình); Krông Năng (Đắc Lắc). Sau 6 – 8 năm trồng một số dòng Macadamia có sinh trưởng tốt và ra hoa, đậu quả cao ở Ba Vì (Hà Nội), Đồng Hới (Quảng Bình) và Krông Năng (Đắc Lắc).
Bảng 1. Khảo nghiệm Macadamia tại Ba Vì – Hà Nội (10/2002 – 12/2010)
Tên dòng |
Tỷ lệsống (%) |
Do (cm) |
H (m) |
Dt (m) |
Sản lượng hạt TB/cây (Kg/cây) |
||||
V% |
V% |
V% |
2009 |
2010 |
|||||
Daddow |
100 |
13,23 |
17,3 |
4,68 |
9,9 |
4,50 |
12,6 |
0,56 |
0,68 |
842 |
87,5 |
11,55 |
6,3 |
3,88 |
10,2 |
3,33 |
7,1 |
1,73 |
1,28 |
344 |
87,5 |
11,06 |
15,8 |
4,62 |
10,9 |
3,38 |
19,7 |
0,63 |
0,61 |
856 |
87,5 |
10,80 |
16,1 |
4,65 |
23,1 |
3,70 |
16,2 |
1,78 |
1,34 |
A800 |
100 |
10,50 |
0,00 |
4,00 |
0,00 |
1,68 |
0,00 |
0,93 |
0,11 |
816 |
100 |
10,30 |
15,2 |
4,43 |
10,3 |
3,23 |
10,3 |
0,41 |
0,26 |
246 |
87,5 |
10,18 |
6,9 |
3,96 |
8,9 |
3,48 |
8,7 |
0,63 |
0,47 |
741 |
87,5 |
9,83 |
9,5 |
4,12 |
7,3 |
3,22 |
13,7 |
0,63 |
0,51 |
NG8 |
100 |
9,83 |
19,6 |
3,78 |
26,6 |
3,2 |
27,0 |
0,26 |
0,11 |
OC |
87,5 |
9,59 |
9,9 |
3,81 |
17,3 |
2,75 |
9,9 |
1,60 |
1,14 |
849 |
87,5 |
8,90 |
24,7 |
3,55 |
25,9 |
2,92 |
28,6 |
0,53 |
0,30 |
ĐC 1 |
87,5 |
8,80 |
17,1 |
4,26 |
8,8 |
3,46 |
14,6 |
0,30 |
0,37 |
ĐC 2 |
87,5 |
7,32 |
25,6 |
3,45 |
17,6 |
2,83 |
29,2 |
0,40 |
0,69 |
TB | 10,15 | 4,09 | 3,23 |
0,80 |
0,60 |
||||
F tt | 7,47 | 7,18 | 11,9 |
19,70 |
11,86 |
||||
Ftb | 4,26 | 4,26 | 4,26 |
4,45 |
4,45 |
Ghi chú. ĐC1 : Cây con từ hạt của Úc ; ĐC2 : Cây hom Ba Vì
Số liệu ở bảng 1 cho thấy sau 8,0 năm trồng tất cả các dòng trồng khảo nghiệm đều có tỷ lệ sống cao (87,5 – 100%). Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng ra hoa kết quả của các dòng Macadamia bước đầu có thể đánh giá dòng 842, OC, 856, thích hợp cho vùng Ba Vì (Hà Nội) và những vùng có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự như ở Ba Vì (Hà Nội).
Bảng 2. Khảo nghiệm Macadamia tại Đồng Hới -Quảng Bình (11/2003 – 11/2010)
Tên dòng |
Tỷ lệsống (%) |
Do (cm) |
H (m) |
Dt (m) |
Sản lượng hạt TB/cây (kg/cây) |
||||
V% |
V% |
V% |
2009 |
2010 |
|||||
741 |
87,5 |
8,44 |
21,1 |
3,37 |
25,7 |
2,28 |
36,4 |
1,80 |
1,28 |
246 |
87,5 |
7,27 |
29,2 |
3,14 |
34,7 |
1,95 |
46,3 |
1,56 |
1,08 |
OC |
100 |
7,19 |
20,1 |
3,27 |
28,5 |
1,91 |
27,6 |
2,10 |
1,72 |
816 |
100 |
6,86 |
31,7 |
3,35 |
30,2 |
1,99 |
39,0 |
1,93 |
1,52 |
ĐC1 |
87,5 |
8,84 |
23,2 |
3,46 |
23,7 |
2,34 |
30,9 |
0,50 |
0,20 |
TB | 7,72 | 3,32 | 2,09 |
1,58 |
1,16 |
||||
F tt | 34,30 | 0,198 | 1,62 |
19,70 |
11,86 |
||||
Ftb | 5,32 | 5,32 | 5,32 |
4,45 |
4,45 |
Ghi chú : Cây con từ hạt của Úc (ĐC1)
Số liệu ở bảng 2 cho thấy sau 7,0 năm trồng các dòng Macadamia trồng khảo nghiệm đều có tỷ lệ sống cao (93,7 – 100%). Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng ra hoa kết quả, bước đầu có thể đánh giá dòng OC, 741, 816 và 246 là thích hợp cho vùng Đồng Hới (Quảng Bình) và những vùng có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự như ở Đồng Hới (Quảng Bình).
Bảng 3. Khảo nghiêm Macadamia tại Krông Năng – Đắc Lắc (8/2004 -12/2010)
Tên dòng |
Tỷ lệsống (%) |
Do (cm) |
H (m) |
Dt (m) |
Sản lượng hạt/cây (Kg) |
||||
V% |
V% |
V% |
2009 |
2010 |
|||||
246 |
87,5 |
12,16 |
16,1 |
5,59 |
9,6 |
4,18 |
9,3 |
5,20 |
6,88 |
741 |
75,0 |
12,83 |
9,8 |
5,77 |
16,1 |
4,63 |
7,6 |
2,16 |
8,00 |
A800 |
100 |
13,00 |
0,0 |
4,50 |
0,0 |
3,20 |
0,0 |
1,16 |
1,20 |
816 |
100 |
10,02 |
18,8 |
5,10 |
17,2 |
3,70 |
23,8 |
4,16 |
6,12 |
842 |
100 |
13,00 |
0,0 |
5,00 |
0,0 |
4,00 |
0,0 |
4,13 |
2,40 |
849 |
87,5 |
10,98 |
21,5 |
4,94 |
14,9 |
3,62 |
28,3 |
4,80 |
6,72 |
OC |
100 |
11,84 |
21,7 |
5,08 |
14,9 |
3,93 |
22,5 |
7,10 |
5,16 |
ĐC 1 |
87,5 |
10,72 |
5,5 |
5,25 |
14,4 |
4,05 |
15,9 |
0,63 |
1,64 |
ĐC 2 |
87,5 |
11,84 |
19,7 |
5,11 |
15,3 |
4,16 |
12,5 |
2,36 |
5,12 |
TB |
11,82 |
5,15 |
3,94 |
3,52 |
4,80 |
||||
Ftt |
48,48 |
0,03 |
1,31 |
19,10 |
47,70 |
||||
Ftb |
4,49 |
4,49 |
4,49 |
3,60 |
3,60 |
Ghi chú : Cây con từ hạt của Úc (ĐC1); Cây hom Ba Vì(ĐC2)
Số liệu ở bảng 3 cho thấy sau 6,4 năm trồng các dòng Macadamia trồng khảo nghiệm đều có tỷ lệ sống cao (87,5 – 100%). Tổng hợp các chỉ tiêu về sinh trưởng và khả năng ra hoa và đậu quả, bước đầu có thể đánh giá các dòng 816, 849, 246, 741 và OC là thích hợp cho vùng Krông Năng (Đắc Lắc) và những vùng có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự như ở Krông Năng (Đắc Lắc).
3.2. khảo nghiệm hậu thế
Đề tài triển khai 8,0 ha mô hình khảo nghiệm hậu thế tại Ba Vì (Hà Nội) 2,0 ha; Hoành Bồ (Quảng Ninh) 2,0 ha ; Nam Đàn (Nghệ An) 2,0 ha và Cầu Hai (Phú Thọ) 2,0 ha. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các gia đình Macadamia đều có sinh trưởng tốt, giữa các gia đình chưa có sự sai khác về sinh trưởng do các khảo nghiệm mới được trồng từ 2006 – 2008.
3.3. Nghiên cứu nhân giống hom Macadamia
3.3.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, Thời vụ, giá thể và loại hom đến khả năng nhân giống hom cây Macadamia
– Giâm hom Macadamia dùng chất điều hòa sinh trưởng IBA 1500ppm là thích hợp nhất cho tỷ lệ ra rễ cao (69,6%) và có chỉ số ra rễ trên cây hom tốt nhất (46,6).
– Thời vụ giâm hom thích hợp cho Macadamia vào các tháng 4; 5; 6; 7; 8 và tháng 9 đạt tỷ lệ ra rễ từ 58,9% – 76,7%. Trong đó thời vụ giâm hom thích hợp nhất cho Macadamia vào tháng 5; 6 và 7 đạt tỷ lệ ra rễ 75,6% – 76,7%.
– Giâm hom cho Macadamia dùng giá thể 1/3 trấu + 1/3 rơm băm nhỏ ủ hoai + 1/3 cát vàng là thích hợp nhất vừa cho tỷ lệ ra rễ của hom cao nhất (75,5%) và chất lượng bộ rễ trên cây hom là tốt nhất (Chỉ số ra rễ:39,8).
– Giâm hom cho Macadamia dùng loại hom cành bên nửa hoá gỗ hoặc hom chồi vượt nửa hoá gỗ đều cho tỷ lệ ra rễ của hom giâm là cao nhất và chất lượng bộ rễ trên cây hom là tốt nhất.
3.3.2. Khả năng nhân giống hom của các dòng Macadamia
– Các dòng Macadamia khác nhau có tỷ lệ ra rễ khác nhau, tỷ lệ ra rễ của các dòng Macadamia từ 45,6 – 87,8%. Trong đó các giống NG8, 246 có tỷ lệ ra rễ cao nhất (87,8 và 85,6%), tiếp đến nhóm các dòng 842, OC, Daddow và 856 (có tỷ lệ ra rễ 73,3 – 78,9%).
3.4. Nghiên cứu nhân giống Macadamia bằng phương pháp ghép
3.4.1. Ảnh hưởng của các phương pháp ghép, thời vụ ghép, tuổi gốc ghép đến tỷ lệ sống của hom ghépMacadamia
– Đề tài thí nghiệm ghép Macadamia theo 3 phương pháp khác nhau là ghép áp cành, ghép mắt và ghép nối. Các phương pháp ghép khác nhau cho tỷ lệ sống của hom ghép khác nhau, tỷ lệ hom ghép sống từ 4,4% – 84,8%, trong đó phương pháp ghép nối cho tỷ lệ hom ghép sống cao nhất 84,8%, tiếp đến là phương pháp ghép áp cành 61,8%. Trong khi đó phương pháp ghép mắt chỉ đạt 4,4%.
– Thời vụ ghép hích hợp cho Macadamia vào các tháng 1; 2; 3; 10; 11 và tháng 12, tỷ lệ hom ghép sống từ 67,8 – 92,2%. Trong đó thời vụ ghép thích hợp nhất cho Macadamia vào tháng 1; 2; và 12 đạt tỷ lệ sống 83,3 – 92,2% và và sinh trưởng chiều cao của chồi ghép là tốt nhất 9,3 – 14,4 cm.
– Tuổi gốc ghép thích hợp cho ghép Macadamia là gốc ghép 24 và 36 tháng tuổi cho tỷ lệ hom ghép sống từ 72,2% – 78,9%. Trong đó gốc ghép 24 tháng tuổi rễ chọn hom ghép, số lượng hom ghép trên một cây mẹ nhiều hơn gốc ghép 36 tháng tuổi và vị trí ghép trên gốc ghép không quá cao, cây ghép khoẻ hơn.
3.4.2. Khả năng nhân giống ghép các dòng Macadamia
– Đề tài thí nghiệm nhân giống bằng phương pháp ghép nối cho tất cả các dòng Macadamia. Các dòng Macadamia khi nhân giống bằng phương pháp ghép đều có tỷ lệ mắt ghép sống cao từ (64,4 – 88,3%).
3.5. Theo dõi thời gian ra hoa, kết quả một số dòng Macadamia tại Ba Vì – Hà Nội.
– Macadamia ra nụ, hoa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, hoa nở vào tháng 3 – 4, hình thành quả cuối tháng 4 đến tháng 6, quả lớn và già từ tháng 6 – 8, quả chín và rụng từ tháng 9-11. Các dòng Macadamia có chiều dài bông hoa tự (11,1 cm – 21,6 cm), số lượng hoa tự trên bông (226 hoa – 453 hoa), tỷ lệ đậu quả (0,02% – 1,6%), đường kính quả (2,8 cm – 3,2 cm).
– Macadamia ra hoa và hình thành quả có sai lệch nhau về thời gian giữa các dòng. Vì vậy, khi trồng vườn quả Macadamia nên chọn mốt số dòng có thời gian ra hoa gần nhau để tạo điều kiện cho các dòng có sự thụ phấn chéo góp phần tăng năng xuất cho vườn quả.
IV. KẾT LUẬN
4.1. Kết luận.
– Vườn vật liệu cung cấp giống tại Trạm thực nghiệm giống cây rừng Ba Vì lưu giữ 14 dòng Macadamia, tổng số 300 cây có sinh trưởng tốt.
– Khảo nghiệm dòng vô tính tại Ba Vì , Quảng Bình , Quảng Ninh , Đắc Lắc, Đắc Nông, Sơn La và Vĩnh Phúc giai đoạn 2002- 2010 đã xác định được 3 vùng một số dòng Macadamia có sinh trưởng và có sản lượng hạt cao là:
+Tại Ba Vì (Hà Nội) các dòng Macadamia 856, OC, 842 có sinh trưởng tốt và sản lượng hạật cao vượt cây hạt (Đ/C1) 3,4 lần..
+ Tại Đồng Hới (Quảng Bình) các dòng Mắc ca OC, 741, 816 và 246 có sinh trưởng tốt và sản lượng hạt cao vượt cây hạt (Đ/C1) 7,0 lần.
+ Tại Krông Năng (Đắc Lắc) các dòng Macadamia OC, 246, 816, 849 và 741 có sinh trưởng tốt và sản lượng hạt cao vượt cây hạt (Đ/C1) 4,0 lần.
– Điều kiện lập địa tại Krông Năng (Đắc Lắc) trên đất đỏ Ba Zan tầng đất dày độ cao 700m, nhiệt độ bình quân năm 23,7oC, lượng mưa bình quân 1770mm/năm rất thích hợp cho sinh trưởng và ra hoa kết quả của cây Macadamia. Sau 6,4 năm trồng các dòng Macadamia có Do= 11,82 cm; Hvn= 5,15 m; Dt = 3,94 m, sản lượng hạt trung bình đạt 4,8 kg/cây.
– Khảo nghiệm hậu thế các giống tại Ba Vì (Hà Nội), Cầu Hai (Phú Thọ), Hoành Bồ (Quảng Ninh) và Nam Đàn (Nghệ An) các giống bước đầu có sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao.
– Giâm hom Macadamia dùng chất điều hòa sinh trưởng IBA nồng độ 1500 ppm, thời vụ giâm hom thích hợp cho Macadamia từ tháng 4 đến tháng 9, giá thể giâm hom thích hợp nhất cho Macadamia là hỗn hợp 1/3 cát vàng + 1/3 trấu + 1/3 rơm ủ hoai. Các dòng Macadamia khi nhân giống hom đều cho tỷ lệ ra rễ khá cao từ (45,6% – 87,8%).
– Ghép Macadamia dùng phương pháp ghép nối là thích hợp nhất, ghép vào các tháng 1-3 và các tháng 10-12. Tuổi gốc ghép thích hợp cho Macadamia là gốc ghép 24 tháng tuổi. Các dòng Macadamia khi nhân giống bằng phương pháp ghép đều cho tỷ lệ sống của hom ghép cao từ (64,4 – 88,3%).
– Macadamia ra nụ, hoa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, hoa nở vào tháng 3 – 4, hình thành quả cuối tháng 4 đến tháng 6, quả lớn và già từ tháng 6 – 8, quả chín và rụng từ tháng 9-11. Các dòng Macadamia có chiều dài bông hoa tự (11,1 cm – 21,6 cm), số lượng hoa tự trên bông (226 hoa – 453 hoa), tỷ lệ đậu quả (0,02% – 1,6%), đường kính quả (2,8 cm – 3,2 cm).
4.2. Tồn tại và khuyến nghị
– Tiếp tục chăm sóc, thu thập số liệu đánh giá sinh trưởng và khả năng ra hoa kết quả của các dòng ở các vùng trồng khảo nghiệm.
– Các khảo nghiệm hậu thế của 20 giống sai quả trồng năm 2006, 2007 mới được 3 – 4 năm cần tiếp tục chăm sóc, theo dõi sinh trưởng và phát triển để chọn lọc các cá thể sai quả.
– Cần trồng thêm các khảo nghiệm mới đầy đủ các dòng đại diện cho các vùng ở Tây Nguyên và một số nơi khác.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hoè (2006), “ Mắc ca – thêm một niềm hy vọng”, Tạp chí Rừng và
Đời sống, Trung ương hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam.
2. Lê Đình Khả (1996), Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ cho việc cung cấp nguồn giống được cải thiện, Báo cáo khoa học tổng kết đề tài KN03.03. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 63 trang.
3. Lê Đình Khả và cộng sự (2001), Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 1996-2000, Báo cáo khoa học, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
4. Paul O’ Hare; Ross Loebel; Ian Skinner, Trồng Macadamia ở Autralia,
Lê Đình Khả dịch, Nhà xuất bản nông nghiệp (2003).
5. Nguyễn Công Tạn (2003), Kỹ thuật đơn gian trồng cây Macadamia ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp.
6. Cavaleto, C.G., 1983. Macadamia Nut. Handbook of Tropical
7. CSIRO Plant Industry, 2001. Macadamia improvement by breeding. Web site 2002.
8. Hamilton, R.A., Ito, P.J., 1976. Development of macadamia nut cultivars in Hawai. Prin from CMS yearbook, Web 2002 “ Develoment of macadamia nut cultivars in Hawai).
9. Hardner, C.M., McCochie, C.A., Vi-Vian Smith, A. and Boyton S., 2000. Hybrrids in Macadamia improvement. Hybrid breeding and Geneties of Forest trees. QFRI/CRC-SPF Symposium, Noosa, Queensland, Autralia, 9-14 April, pp 336-342.
10.Hardner, C., Winks, C., Stephenson, R., Gallagher, E., 2001. Genetic parameters for nut and Kernel traits in macadamia. Euphytica 117, pp. 151-161.
11. Peace, C. Hardner, C., Vithanage, V., Carrol, B.J. and Turnbull, C., C 2000. Resolving hybrid status in macadamia. Hybrid breeding and Geneties of Forest trees. QFRI/CRC-SPF Symposium, Noosa, Queensland, Autralia, 9-14 April, pp 472- 476.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Thông báo Bán đấu giá tài sản là rừng trồng tại trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Thạnh Hóa – Long An.
- Thông báo về việc tổ chức lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Vũ Đức Quỳnh
- Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam
- Kỹ thuật trồng Re gừng
- Thông tin về việc tổ chức Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp cơ sở cho NCS: Trần Minh Tuấn