§ Chuyên đề thực trạng tái sinh tự nhiên của rừng keo trồng ở các tỉnh Bắc Bộ do nhóm chuyên gia lâm sinh thực hiện theo hợp đồng số REN/CON/SC-0402-01-1 với dự án phục hồi rừng tự nhiên trong vùng đầu nguồn đã bị thoái hoá ở miền Bắc Việt nam (RENFODA)
§ Thời gian thực hiện là 1 tháng với 4 hoạt động chính sau:
+ Khảo sát thông tin về rừng keo ở miền Bắc Việt Nam
+ Khảo sát khả năng tái sinh của rừng keo
+ Thu thập dữ liệu về điều kiện tái sinh của rừng keo
+ Đề xuất hoạt động tiếp theo để xây dựng, hướng dẫn kỹ thuật về tái sinh tự nhiên rừng keo.
§ Sản phẩm chính gồm có 1 báo cáo cuối cùng kèm theo các dữ liệu chính liên quan đã thu thập được (các mẫu biểu bảng số liệu gốc và ảnh tư liệu)
§ Phương pháp tiếp cận chủ yếu được thực hiện là:
+ Tập hợp thông tin do các cơ quan trực tiếp quản lý sản xuất (Sở Nông nghiệp, Chi cục Lâm nghiệp, Lâm trường, Công ty, Ban quản lý dự án…) cung cấp thông qua phiếu thống kê rừng trồng keo các loại trong 15 năm (1998 – 2003) gồm diện tích trồng, khai thác, tái sinh tự nhiên từng năm và khả năng tái sinh (mùa chặt, kỹ thuật chặt, mùa hoa quả, biện pháp tác động…) theo phụ lục 1.
+ Khảo sát thực địa theo tuyến và điểm đại diện và điển hình, quan sát mô tả điều kiện tự nhiên, trạng thái rừng, tình hình tái sinh… kết hợp đối thoại phỏng vấn với cán bộ địa phương và chủ rừng, chụp ảnh và định lượng một số đặc trưng bằng mục trắc và phương pháp đo nhanh.
+ Điều tra đo đếm trên các ô tiêu chuẩn
– Điều tra ô tiêu chuẩn điển hình cho từng đối tượng loài keo, trạng thái, lập địa, diện tích 1ha/ô lớn (100 x 100 hay 50 x 200m), kết hợp điều tra ô con (ô đo đếm).
– Ô thứ cấp được lập theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, cụ thể. Trên các ô tiêu chuẩn lớn tiến hành vạch các tuyến cách đều và trên các tuyến lập các ô thứ cấp cách đều nhau. Đối với rừng tái sinh 6 tháng – 1 tuổi đo đếm 30-35 ô thứ cấp với diện tích 1m2/ô. Đối với rừng tái sinh 2-4 tuổi đo đếm 5 ô thứ cấp với diện tích 4m2/ô.
– Trong ô thứ cấp tiến hành đếm số cây và đo chiều cao đường kính cây tái sinh.
+ Xử lý tổng hợp đánh giá kết quả tính toán các đặc trưng mẫu, tìm hiểu đặc điểm tái sinh ,phân tích các mối quan hệ bằng các phương pháp chuyên ngành thường dùng.
§ Nguồn dữ liệu đã thu thập được và sử dụng gồm:
1. Phiếu thống kê rừng trồng các loại keo ở các địa phương
2. Tổng số điểm đã khảo sát tại thực địa: 17 điểm
3. Địa phương đã đến khảo sát: 17 huyện/ 4 tỉnh
4. Số cán bộ quản lý, kỹ thụât, chủ hộ và cơ quan nghiên cứu đã tiếp cận: 20 (phụ lục 4)
5.Số ảnh tư liệu đã chụp được: 50 cái (phụ lục 5)
6. Số ô tiêu chuẩnđã điều tra: 30 ô lớn (phụ lục 6)
7. Số ô dạng bản đã đo đếm: Cây tái sinh 1 tuổi: 330 ô con (phụ lục 6)
Cây tái sinh 2- 4 tuổi: 100 ô con (phụ lục 6)
§ Nội dung của báo cáo chuyên đề (báo cáo cuối cùng) này gồm:
1. Thông tin chung
2. Tổng quan về các loài keo và trồng rừng keo ở Việt Nam
3. Thực trạng chung về tái sinh rừng keo trồng ở các tỉnh Bắc Bộ
3.1. Kết quả khảo sát
3.2. Nhận xét kết quả khảo sát
3.3. Đánh giá chung
4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của các rừng keo trồng
4.1. ở Quảng Ninh (keo lá tràm và keo tai tượng)
4.2. ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc (keo tai tượng)
4.3. ở Quảng Ninh (keo tai tượng)5. Kết luận và kiến nghị.
Tin mới nhất
- Nghiên cứu sinh Phạm Thu Hà bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Kim Ngọc Quang
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Minh
- Lễ bảo vệ luận án TS
- Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức năm 2020