Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để xúc tiến tái sinh rừng Keo tai tượng (Acacia mamgium Willd) nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng rừng công nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tạo rừng bằng phương pháp tái sinh sau khai thác. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở để hoàn thiện quy trình xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng. Đồng thời góp phần tìm phương pháp tạo rừng với chi phí thấp do tận dụng được nguồn hạt giống sẵn có, không qua giai đoạn vườn ươm cho trồng rừng phòng hộ cũng như rừng sản xuất, đặc biệt cho quy mô hộ gia đình, nơi còn thiếu kinh phí đầu tư trồng rừng bằng cây con có bầu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
1) Điều tra, đánh giá thực trạng và đặc điểm tái sinh của Keo tai tượng tại các địa phương
2) Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến số lượng, chất lượng hạt giống và sinh trưởng của cây tái sinh.
3) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến tái sinh tự nhiên Keo tai tượng
4) Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp nuôi dưỡng đến sinh trưởng cây tái sinh
5) Trồng rừng đối chứng bằng cây con có bầu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm, thời gian nơi bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Đông Thọ, huỵện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian từ năm 2006-2008.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng và đặc điểm tái sinh của Keo tai tượng trong vùng nghiên cứu
– Điều tra diện tích trồng, đặc điểm sinh trưởng, cơ cấu tuổi và hiện trạng khai thác của rừng Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.
– Lập ô, điều tra số lượng cây tái sinh, đo chiều cao, đường kính thân cây và chất lượng cây.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến số lượng, chất lượng hạt giống và sinh trưởng của cây tái sinh.
Đánh giá lượng hạt rơi dưới đất trong các ô 1 m2. Đếm số hạt thu được có trong ô và quy đổi thành lượng hạt trên ha. Hạt thu được, xử lý trong nước sôi, sau đó gieo trong cát ẩm và theo dõi nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ trong phòng.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến tái sinh của Keo tai tượng
Phương pháp làm đất (xới đất và không xới đất); phương pháp xử lý thực bì (gom thực bì thành hàng và rải đều thực bì sau đó đốt); bố trí thí nghiệm theo độ dốc khác nhau (4 cấp độ là <150C, 15-250C, 25-350C và > 350).
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp lâm sinh đến sinh trưởng Keo tai tượng tái sinh
– Nghiên cứu tỉa thưa:
Tỉa thưa được tiến hành làm 3 đợt, mật độ cuối cùng là: 1250 cây/ha; 1666 cây/ha và 2000 cây/ha.
– Nghiên cứu xới đất và bón phân:
Sau khi kết thúc giai đoạn tỉa thưa, tiến hành xới đất theo hai phương thức là xới đất quanh gốc và không xới đất; bón phân được tiến hành bón thúc theo 3 mức độ (50g/cây, 100g/cây và 200g/cây) tiến hành cho 2 loại mật độ là 1250cây/ha (2mx2,5m) và 1666 cây/ha (2mx3m).
2.4.6. Phương pháp nghiên cứu trồng rừng đối chứng bằng cây con có bầu
Trồng rừng đối chứng bằng cây con có bầu được tiến hành trên 3 ha với mật độ là 1250 cây/ha, 1666 cây/ha và 2000 cây/ha. Tai Tuyên Quang, giống được lấy từ xuất xứ Papua New Guinea, còn ở Yên Bái là giống không có nguồn gốc được bán tại địa phương.
2.4.7. Phương pháp nội nghiệp
Số liệu được phân tích bằng phần mềm Excel và S.A.S. Sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm được đánh giá bằng chỉ tiêu Duncan.
III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng và đặc điểm tái sinh của Keo tai tượng sau khai thác ở vùng nghiên cứu
3.1.1. Thực trạng tái sinh tự nhiên Keo tai tượng
Tại các tỉnh miền Bắc, Keo tai tượng tái sinh có nhiều tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái và Hòa Bình.
3.1.2. Đặc điểm tái sinh của Keo tai tượng
Nếu chưa tỉa thưa, mật độ trung bình của Keo tai tượng tái sinh dưới 6 tháng tuổi dao động từ 286.000-326.000 cây/ha, tuy nhiên đến 36 tháng tuổi, mật độ giảm còn từ 75.800-94.300 cây/ha.
Đối với những diện tích rừng đã được điều chỉnh mật độ, tại các lâm trường mật độ còn lại từ 1.100-1.800 cây/ha, đối với những hộ gia đình, mật độ cây tái sinh lên tới trên 4.000 cây/ha khi cây ở tuổi 4.
Sau 6 năm tuổi đường kính đạt 12,8 cm, chiều cao đạt 11,4cm và tới tuổi 10, với mật độ 780 cây/ha thì đường kính trung bình 16,4cm, chiều cao đạt 16,1m.
3.2. Một số nhân tố liên quan đến số lượng, chất lượng hạt giống và sinh trưởng của cây tái sinh
3.2.1. Đặc điểm vật hậu học và sản lượng hạt giống
Keo tai tượng bắt đầu ra hoa từ tuổi 4. Ra hoa vào tháng 9 – 10. Quả chín vào tháng 4 – 5 năm sau, sự chênh lệch về thời gian ra hoa, kết quả ở các địa phương khác nhau và giữa các năm khác nhau trong vùng nghiên cứu khoảng 15 – 20 ngày. Khối lượng hạt Keo tai tượng khoảng 90.000 hạt/kg. Số lượng hạt có trên 1 cây dao động từ 21.000 đến 51.259 hạt. Lượng hạt giống Keo tai tượng trên cây sẽ dao động từ 10.080.000 đến 27.449.195 hạt/ha, tương ứng từ 112,0 đến 305,0 kg/ha/vụ
3.2.2. Lượng hạt Keo tai tượng rụng dưới tán rừng
Số lượng hạt trong đất dưới tán rừng Keo tai tượng rất lớn, trung bình từ 52,7 – 120,6 hạt/m2 (tương đương 93.050.000 hạt/ha). Lượng hạt dưới chân đồi nhiều nhất, sau đó đến đỉnh đồi và sườn đồi có ít hạt nhất.
3.2.3. Chất lượng hạt giống Keo tai tượng
Tỷ lệ nảy mầm của hạt rơi dưới đất đạt 76,3%. Với tỷ lệ này, có thể xuất hiện khoảng 3,89 triệu cây con/ha. Đây là một con số rất lớn so với mật độ rừng trồng Keo tai tượng đang được áp dụng hiện nay.
3.3. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến tái sinh (hạt nảy mầm) của Keo tai tượng sau khai thác
Cây tái sinh xuất hiện 10 ngày sau khi đốt thực bì. Do thời điểm xuất hiện mưa và số ngày mưa khác nhau nên thời gian nảy mầm của hạt tại Tuyên Quang kéo dài tới 50 ngày và ở Yên Bái là 40 ngày.
Ở Tuyên Quang tổng số hạt nảy mầm là trên 1.000.000 hạt/ha, trong khi đó số hạt nảy mầm tại Yên Bái chỉ trên 200.000 hạt/ha. tỷ lệ hạt nảy mầm so với hạt có trong đất chỉ đạt từ 6-12%, tuy vậy số cây có được vẫn là rất lớn so với mật độ cây trồng từ 1000-2000 cây/ha.
Cả 3 nhân tố độ dốc, biện pháp xử lý thực bì và làm đất đều có ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ cây tái sinh Keo tai tượng (P<0,05). Trong đó, cây tái sinh lớn nhất ở độ dốc từ 26 – 35o, tiếp theo là ở độ dốc >35o và thấp nhất là ở độ dốc < 15o. Ở độ dốc từ 15 – 25o số lượng cây tái sinh không khác về mặt thống kê so với hai cấp độ dốc <15o và >35o. Thực bì gom thành hàng đốt cho nhiều cây tái sinh hơn so với thực bì rải đều và đốt. Việc xới đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, do đó khi đốt thực bì, nhiệt độ được truyền xuống cả những lớp đất phía dưới và giữ được lâu hơn, làm cho cả những hạt giống nằm sâu trong đất cũng được kích thích vì vậy số lượng cây nảy mầm nhiều hơn hẳn so với trường hợp không xới đất. Ngoài ra, trong quá trình xới đất, một số hạt nằm trong lớp thảm mục cũng được rơi ra và nằm sâu xuống đất, không bị cháy trong quá trình đốt thực bì, kết quả làm cho lượng hạt nảy mầm trong các thí nghiệm xới đất cao hơn so với không xới.
3.4. Ảnh hưởng của các biện pháp lâm sinh đến sinh trưởng Keo tai tượng tái sinh
Trong các biện pháp chăm sóc cây con Keo tai tượng sau khai thác thì biện pháp tỉa thưa chưa thấy có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính D1.3 (P>0,05), tương tự biện pháp làm đất cũng không ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây tái sinh (P>0,05); còn biện pháp bón phân đã ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây tái sinh (P < 0,05). Tuy nhiên khi xét đến ảnh hưởng tương tác của cả 3 biện pháp chăm sóc (tỉa thưa + bón phân + làm đất) đến sinh trưởng đường kính lại không rõ ràng (P >0,05), xem bảng 3.1.
Bảng 3.1 Ảnh hưởng tổng hợp của tỉa thưa + xới đất + bón phân đến sinh trưởng đường kính D1.3 và chiều cao (Hvn) của Keo tai tượng 3 năm sau khi xúc tiên tái sinh tại Tuyên Quang và Yên Bái
Tỉa thưa |
Bón phân |
Làm đất |
Tuyên Quang |
Yên Bái |
||||||
P |
P |
P |
P |
|||||||
2x2m |
0,05 kg |
Không xới |
7,23 |
0,280 |
6,89 |
0,820 |
7,89 |
0,286 |
7,41 |
0,842 |
Xới |
7,15 |
7,35 |
8,22 |
7,34 |
||||||
0,1 kg |
Không xới |
7,41 |
7,02 |
8,50 |
7,35 |
|||||
Xới |
7,39 |
7,20 |
7,68 |
7,00 |
||||||
0,2 kg |
Không xới |
7,56 |
7,33 |
9,00 |
7,80 |
|||||
Xới |
7,44 |
7,89 |
8,70 |
7,40 |
||||||
2x3m |
0,05 kg |
Không xới |
7,30 |
7,39 |
8,32 |
7,30 |
||||
Xới |
7,28 |
6,95 |
8,34 |
7,00 |
||||||
0,1 kg |
Không xới |
7,88 |
7,27 |
8,90 |
7,20 |
|||||
Xới |
7,52 |
7,14 |
8,55 |
7,12 |
||||||
0,2 kg |
Không xới |
7,99 |
7,12 |
9,60 |
7,30 |
|||||
Xới |
7,60 |
7,21 |
8,90 |
7,12 |
||||||
2x4m |
0,05 kg |
Không xới |
7,40 |
7,32 |
9,00 |
7,00 |
||||
Xới |
7,42 |
7,40 |
7,98 |
7,20 |
||||||
0,1 kg |
Không xới |
7,60 |
7,13 |
9,60 |
6,80 |
|||||
Xới |
7,58 |
7,00 |
9,40 |
7,00 |
||||||
0,2 kg |
Không xới |
8,32 |
7,30 |
9,80 |
7,33 |
|||||
Xới |
7,89 |
7,20 |
9,30 |
7,30 |
3.5. So sánh sinh trưởng của Keo tai tượng tái sinh sau khai thác và trồng bằng cây con có bầu
Sau 3 năm thí nghiệm, sinh trưởng của Keo tai tượng được trồng từ bằng các xuất xứ và phương pháp tạo rừng khác nhau được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Sinh trưởng đường kính và chiều cao của rừng Keo tai tượng tái sinh và rừng trồng bằng cây con có bầu tại Tuyên Quang và Yên Bái
Địa điểm |
Chỉ tiêu sinh trưởng |
Loại rừng | Trung bình | P |
Tuyên Quang |
D1.3 (cm) |
Rừng tái sinh |
8,08a |
0,010 |
Rừng trồng |
10,10b |
|||
Hvn (m) |
Rừng tái sinh |
7,44i |
0,001 | |
Rừng trồng |
8,36ii |
|||
Yên Bái |
D1.3 (cm) |
Rừng tái sinh |
9,44a |
0,142 |
Rừng trồng |
9,73a |
|||
Hvn (m) |
Rừng tái sinh |
7,30i |
0,066 | |
Rừng trồng |
7,80i |
Ghi chú: Tiêu chuẩn dùng để kiểm tra là U của Mann-Whitney với mức ý nghĩa α=0,05
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, sinh trưởng của rừng trồng ở cả 2 nơi đều cho tốt hơn so với sinh trưởng của rừng tái sinh. Tuy nhiên, ở Yên Bái, các chỉ tiêu này chưa khác nhau rõ rệt về mặt thống kê.
IV. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
– Keo tai tượng tái sinh xuất hiện hầu hết ở các địa phương trong vùng nghiên cứu, Keo tai tượng tái sinh có độ tuổi cao nhất là 10 tuổi tại Lâm trường Yên Bình, Yên Bái vào năm 2007.
– Mật độ cây tái sinh tại nơi chưa tỉa thưa đạt từ 180.000 – 370.000 cây/ha. Tuy nhiên những nơi tỉa thưa vẫn để từ 1.100 4.000 cây/ha khi cây ở tuổi 4.
– Sau 6 năm, tăng trưởng trung bình của cây tái sinh đạt của đường kính đạt 2,2 cm/năm và tăng trưởng chiều cao đạt 1,9 m/năm. Trong các năm từ thứ 2 đến năm thứ 4, tăng trưởng đường kính đạt từ 2,6 – 3,2 cm/năm và chiều cao đạt từ 1,9 – 2,6 m/năm.
– Keo tai tượng bắt đầu ra hoa từ tuổi 4. Hoa bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 9 và kéo dài sang tháng 10. Quả chín vào tháng 4 – 5 năm sau, sự chênh lệch về thời gian ra hoa, kết quả ở các địa phương khác nhau và giữa các năm khác nhau là không nhiều (khoảng 15 – 20 ngày).
– Kết quả điều tra sản lượng hạt giống trên cây tiêu chuẩn Keo tai tượng dao động từ 21.000 đến 51.259 hạt. Mỗi cây có thể cho từ 0,23 – 0,57 kg hạt/năm.
– Số lượng hạt trong đất dưới tán rừng Keo tai tượng đạt trung bình từ 52,7 – 120,6 hạt/m2 (tương đương trung bình 93.050.000 hạt/ha) ở Tuyên Quang) và từ 29,2 – 49,2 hạt/m2 (tương đương trung bình 40.560.000 hạt/ha) ở Yên Bái
– Mật độ cây tái sinh của Keo tai tượng bị ảnh hưởng rõ rệt bởi cả 3 nhân tố độ dốc, biện pháp xử lý thực bì và làm đất:
(a) Đối với độ dốc, tại Tuyên Quang, cấp độ dốc 26-35o số cây tái sinh trung bình đạt lớn nhất (1.518.854 cây/ha) và thấp nhất là ở cấp độ dốc < 15o (953.541 cây/ha). Ở Yên Bái, cấp độ dốc <15O cho số hạt nảy mầm cao nhất với 371.666 hạt/ha và nhỏ nhất ở cấp độ dốc >35o với 86.666 hạt/ha).
(b) Xử lý thực bì bằng cách gom thành hàng và đốt cho số lượng cây tái sinh cao hơn (ở Tuyên Quang đạt trung bình 1.281.302 cây/ha và Yên Bái đạt 227.760 hạt/ha) so với thí nghiệm rải thực bì đều và đốt (ở Tuyên Quang đạt 1.089.583 hạt/ha, ở Yên Bái đạt 169.761 hạt/ha) phương thức rải đều trên diện tích và đốt (đạt trung bình 109 cây/m2).
(c) Phương thức xới đất cho kết quả hạt nảy mầm cao hơn so với không xới đất. Trung bình thí nghiệm xới đất tại Tuyên Quang đạt 1.337.031 cây/ha và không xới là 1.033.854 cây/ha) phương thức không xới đất (đạt 103 cây/m2. Ở Yên Bái đạt 207.797 hạt đối với thí nghiệm xới đất và 194.479 hạt/ha đối với thí nghiệm không xới.
4.2. Khuyến nghị
Cần bảo vệ khu vực thí nghiệm và tiếp tục theo dõi các thí nghiệm đến khi rừng có thể khai thác để có thể đánh giá cụ thể ảnh hưởng của các biện pháp lâm sinh đến sinh trưởng của Keo tai tượng tái sinh sau khai thác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
- Kiều Thanh Tịnh. 2005. Báo cáo đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng keo tai tượng (Acacia mangium)sau khai thác ở vùng Đông Nam Bộ.
- Lê Đình Khả. Nhân giống Keo lá tràm và Keo tai tượng. Kết quả nghiên cứu về chọn giống cây rừng. Tập 2 Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1997.
- Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Quang Minh và Phạm Xuân Nam. 2004. Nghiên cứu chuyên đề tái sinh Keo lá tràm và Keo tai tượng khu vực phía Bắc Việt Nam.
- Hutacharern C. 1993. Insect pests. In: Awang K, Taylor D, eds. Acacia mangium Growing and Utilisation. MPTS Monograph Series No. 3. Bangkok: Winrock International and FAO, 163-202.
- Hutacharern. 1989. Survey of forest insect pests of multipurpose tree species; Mimeograph, Bangkok, FRD. Thailand.
- Mead D.J, Miller R.R. 1991. The establishment and tending of Acacia mangium. In: Turnbull J.W, ed. Advances in Tropical Acacia Research. Proceedings of an International Workshop hold in Bangkok, Thailand.
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Hội thảo khởi động dự án “Tăng cường quyền sử dụng rừng để phát triển bền vững sinh kế và tạo nguồn thu nhập”
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gene để tạo cây thông có khả năng chống chịu cao với sâu róm
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu sử dụng gỗ bạch đàn Urophylla để sản xuất gỗ xẻ đóng đồ mộc
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu xác định giá trị rừng phòng hộ ven biển vùng duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống thông nhựa (Pinus merkusii jungh et de vriese) kháng sâu róm thông (Dendrolimus Punctatus Walker).