Báo cáo kết quả đề tài: Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Chò chỉ (Parashorea chinensis) tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà

Đoàn Đình Tam

          1. Đặt vấn đề

Loài Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) còn có tên gọi là Mạy kho, thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) ngành Mọc lan ( Mag noliophyta), hạt kín (Angiospermae) là loài cây có giá trị kinh tế cao thuộc phân nhóm chính nhóm ba, là loài cây gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, thân thẳng, phân cành cao. Chò chỉ thuộc loài cây có bạnh vè lớn, gỗ màu vàng nhạt, không hay bị nứt, chống được mối mọt, chịu được nước nên thường được dùng trong xây dựng và đồ mộc. Hiện nay việc gây trồng cây Chò chỉ gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu thông tin và những cơ sở khoa học cần thiết. Chính vì xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà”.

Bài báo này nhằm góp phần cung cấp những thông tin khoa học về loài Chò chỉ làm tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn các đặc tính sinh vật học của loài cây này trong những thời gian tiếp theo.

2.  Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Nội dung nghiên cứu

– Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học: cấu trúc tổ thành, đặc điểm tái sinh,…

– Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý ở giai đoạn vườn ươm

– Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh gây trồng cây chò chỉ

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp điều tra, khảo sát trong lâm học để đo đếm, thu thập các số liệu về đất đai, tổ thành, cấu trúc, tái sinh, sinh trưởng,…thông qua các ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên, điển hình diện tích 2500m2 và ô tiêu chuẩn dạng bản 10m2

– Phương pháp thí nghiệm thực nghiệm

* Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng của cây Chò chỉ ở giai đoạn vườn ươm bằng phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng của Nguyễn Dư Minh và Nguyễn Như khanh (1982). Bố trí 11 công thức với 4 khoảng hàm lượng khác nhau về các nguyên tố NPK

* Nghiên cứu chế độ ánh sáng theo phương pháp của Nguyễn Hữu Thước và Turkii với 4 công thức che sáng là 25%, 50%, 75% và không che sáng

* Nghiên cứu nhu cầu nước của Chò chỉ ở giai đoạn vườn ươm theo phương pháp của Valter và Pinhevich, 1975. Với 5 công thức thí nghiệm

– Phương pháp trồng rừng thí nghiệm: xây dựng mô hình thí nghiệm với diện tích 4 ha  với các công thức mật độ, tỷ lệ phân bón, hỗn giao và vị trí trồng theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ.

– Dùng phân tích phương sai và tiêu chuẩn t để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu và lựa chọn công thức tốt nhất. Xử lý số liệu theo chương trình phần mềm Excell.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Một số đặc điểm sinh thái

Chò  chỉ là loài có biên độ Sinh thái hẹp, ở phía Bắc Chò chỉ phân bố ở các tỉnh Sơn La (Phù Yên, bắc Yên), Tuyên Quang (Na Hang, Chiêm Hoá), Phú Thọ (Thanh Sơn). Tại miền Trung có các tỉnh Nghệ An (Quỳ Châu), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê), và mọc tự nhiên ở nơi ven sông, suối, chân hoặc sườn núi dốc, độ cao £ 700m, nơi có tầng đất khá dày.Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng. Đất có phản ứng hơi chua (< 5). Hàm lượng mùn khá cao nhất là ở tầng 0 – 20 cm. Các chất dễ tiêu P2Ođạt từ  9,0 – 16,2 ppm và K2O từ  8,3 – 64 ppm. Lượng Ca++ và Mg++  ở mức thấp chỉ từ 0,7 – 5,1 ldl/100g đất. Độ chua trao đổi (H+ và AL+++) cũng ở mức thấp, đối với AL+++ thì đạt từ 0,12 – 1,81 ldl/100g đất.

3.2. Đặc điểm lâm phần có Chò chỉ phân bố

3.2.1. Tổ thành loài cây gỗ.

Trong lâm phần điều tra tại Phú Thọ và Hoà Bình, có 864 – 943 cá thể của 49 – 59 loài. Số lượng cá thể bình quân Ntb =  15,94 – 17,60 cây/loài. Chò chỉ có 23 – 42 cá thể, chiếm 2,6 – 4,5% tổng số cây trong lâm phần.

3.2.2. Tổ thành theo tiết diện ngang (G)

Chò chỉ có 23 – 42 cá thể chiếm 2,5 – 4,5% số cá thể và đứng ở vị trí thứ 5 – 9 tuỳ thuộc địa điểm điều tra, tuy nhiên chỉ đạt được 3,2% tổng G. Trong công thức tổ thành theo G có 31 loài chiếm 89,9% tổng G của lâm phần (Phú Thọ) và 23 loài chiếm 71,1% tổng G của lâm phần (Hoà Bình).

3.2.3. Cấu trúc tổ thành theo trữ lượng.

Chò chỉ có 23 – 42 cá thể chiếm 2,6 – 5,5% số cá thể, đạt 3,2 – 5,5% tổng G và 4,0 – 5,5% tổng V. Trữ lượng đạt 12,5 – 19,70 m3/ha. Công thức cấu trúc tổ thành theo V có 31 loài chiếm 92,20% tổng V của cả lâm phần (Phú Thọ) và  23 loài chiếm 86% tổng V của Lâm phần (Hoà Bình).

3.2.4. Cấu trúc mật độ.

Mật độ các loài cây có trong các lâm phần điều tra tại Phú Thọ là 390 cây/ha và tại Hoà Bình N = 360 cây/ha và mật độ cây Chò chỉ phân bố là 21 cây/ha (Phú Thọ) và 12 cây/ha (Hoà Bình).

3.2.5. Tổ thành, mật độ, chất lượng cây Chò chỉ tái sinh.

Tổ thành: Chò chỉ có số cá thể tái sinh thấp nhất trong lâm phần (16 cây tại Hoà Bình và 20 cây tại Phú Thọ). Nhưng trong công thức tổ thành loài cây gỗ thì Chò chỉ lại có hệ số 0,26 và đứng ở vị trí thứ 14/19 loài (Hoà Bình) và hệ số 0,45 và ở vị trí thứ 5 /23 loài (Phú Thọ).

  – Mật độ và chất lượng: Mật độ tái sinh là 7.176 cây/ha (Phú Thọ) và 6.153 cây/ha (Hoà Bình), đây là mật độ tái sinh rất lớn. Trong đó, Chò chỉ có mật độ tái sinh là 197 cây/ha, chiếm 2,7% (Phú Thọ) và 156 cây/ha chiếm 2,5% (Hoà Bình).

– Trong 20 và 16 cây Chò chỉ tái sinh trong ô điều tra thì số cây tái sinh có triển vọng (có Hvn > 1m) là 7 cây chiếm 4,2% (Phú Thọ) và 5 cây chiếm 3,9% (Hoà Bình)

3.3. Ảnh hưởng của NPK đến sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng tương đối của Chò chỉ ở giai đoạn vườn ươm.

3.3.1. Ảnh hưởng của N.

Hàm lượng N có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng (P< 0,05). Sau 6 tháng chiều cao thân tăng trưởng đạt mức 133,9- 197% bón phân theo công thức 10 (0,29g NH4NO3 + 0,43g NaH2PO4.2H2O + 0,08g KCl / Bầu) cho sinh trưởng mạnh nhất, đạt 20,8cm.

Tốc độ sinh trưởng gián tiếp và trực tiếp (IDI) giao động từ 93,8- 99,2%, tốc độ sinh trưởng tương đối đạt mức cao nhất là 0,019g/ngày. Khi tăng lượng phân bón thì tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần đạt các giá trị tương ứng là 0,0179 và 0,0175g/ngày.

15-04-02 Cho chi song da

Khi tăng lượng bón K thì sinh trưởng và tốc độ tăng trưởng tương đối của cây thí nghiệm cũng tăng theo, cao nhất khi sử dụng 0,29g NH4NO3 + 0,43g NaH2PO4.2H2O + 0,23g 08g KCl/bầu, chiều cao thân đã đạt mức tăng trưởng tăng từ 133,9% lên 211,1% (công thức K thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây thí nghiệm, tương ứng với giá trị cực đại là 0,0194g/ngày)

3.4. Ảnh hưởng của các chế độ che sáng khác nhau đến sinh trưởng, Hình thái giải phẫu và hàm lượng diệp lục của Chò chỉ ở giai đoạn vườn ươm.

– Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng  (P< 0,05). Ở cường độ chiếu sáng 50% cây có sinh trưởng chiều cao mạnh nhất là 23,6cm đạt tỷ lệ 222,9%. và giảm dần ở cường độ chiếu sáng ở 75%, 25% và 100%.

– Khi ở điều kiện chiếu sáng 100%, tổng lượng diệp lục trong lá Chò chỉ giảm xuống thấp nhất, chỉ đạt 0,777mg/g lá. Tỷ lệ diệp lục a/b cũng giảm thấp là 2,3056 (< 75%).

– Tỷ lệ diệp lục a/b tăng dần khi cây ở cường độ ánh sáng cao.

– Cường độ quang hợp (Pn) cao nhất khi sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng 50% đạt 2,83 µmol/m2/s. Khi ở 100% ánh sáng tự nhiên, quang hợp của cây Chò chỉ bị ức chế, cường độ đạt mức âm là -0,08 µmol/m2/s.

Bảng 1. Cường độ quang hợp và lượng diệp lục Chò chỉ tác động bởi ánh sáng

CĐAS

PAR (μmol/m2/s)

Pn (μmol/m2/s)

 

Chlo. a           (mg/g lá)

Chlo. b          (mg/g lá)

(a+b) (mg/g lá)

a/b

25%

161,68

1,39

0,829

0,394

1,224

2,1036

50%

312,38

2,83

0,779

0,333

1,112

2,3376

75%

476,26

1,91

0,595

0,248

0,843

2,4004

100%

627,74

-0,08

0,542

0,235

0,777

2,3056

– Bề dày lá tăng dần là 8,05; 8,45; 8,87 và 9,48 khi lá sinh trưởng trong các điều kiện chiếu sáng là 25%; 50%; 75%; 100%.

– Trong điều kiện ánh sáng 25% và 50%, cấu trúc mô mềm có bề dày lớn.

3.5. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến sinh trưởng, và tốc độ sinh trưởng tương đối của Chò chỉ ở giai đoạn vườn ươm. 15-04-02 Cho chi song da1

Khi ngừng tưới với cùng một lượng nước sau các thời gian 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và tưới liên tục đã tạo ra các mức độ trong đất tương ứng là 25,22%; 20,65%; 11,46% và 30,51%. Ở công thức 5, sau 4 tháng thí nghiệm, cây Chò chỉ đã biểu hiện trạng thái héo không phục hồi tương ứng với mức độ ẩm của đất là 5,11%.

RGR      = (logeW2 – logeW1) / (t2 – t2)

RGR    = NAR x SLA x LWR

15-04-02 Cho chi song da2

Độ ẩm tăng từ 25,22% lên 31,51% thì tốc độ tăng trưởng tương đối của cây càng giảm từ 0,0206g/g.ngày xuống 0,0152g/g.ngày. Khi độ ẩm dưới mức 25,22% thì độ ẩm và tốc độ tăng trưởng tương đối tỷ lệ thuận với nhau, độ ẩm giảm từ 25,22% xuống 11,46% thì tốc độ tăng trưởng tương đối của cây cũng giảm dần, đạt mức thấp nhất là 0,0162g/g.ngày ở mức độ ẩm 11,46%

3.6. Kết quả xây dựng mô hình rừng trồng thử nghiệm.

3.6.1. Tỷ lệ sống.

– Tại công thức thử nghiệm phân bón thì  tỷ lệ sống tại công thức bón 200g N + 100g P + 100g K là cao hơn cả (96,7%) tiếp đến là công thức chỉ bón 200g N + 100g P.

– Với các mật độ khác nhau thì tỷ lệ sống cao nhất là công thức 540 cây/ha và thấp nhất là công thức 720 cây/ha.

– Tại mô hình hỗn giao tỷ lệ sống là khá cao (đều đạt 96,3%).

– Thấp nhất là tại vị trí đỉnh (94%) và cao nhất là tại vị trí chân (95,3%)

15-04-02 Cho chi song da3

3.6.2. Sinh trưởng về Do, Hvn

Ở mô hình bón phân cho rừng trồng thì tại công thức bón 200g N + 100g P lượng tăng trưởng về Do đạt 1,74 cm và Hvn đạt 181 cm. Ở công thức 200g N + 100g P + 100g K có Do = 1,87cm và Hvn = 194 cm (cao nhất). Tại công thức đối chứng thì các chỉ tiêu về Do và Hvn là thấp nhất trong mô hình bón phân (Do = 1,56 cm và Hvn = 160 cm).

Ở mô hình mật độ cây sinh trưởng khá tốt. Đặc biệt là công thức trồng 540 cây/ha có Do = 1,72 cm và Hvn = 188 cm (cao nhất) và thấp nhất là tại công thức 720 cây/ha. Tại mô hình Trồng hỗn giao, các loài cây trồng như Chò chỉ, Sấu, Re nhìn chung đều có mức sinh trưởng cao, trung bình Do = 1,76 – 1,78 cm và Hvn = 181 – 182 cm).

Chò chỉ ở vị trí chân có sức sinh trưởng cao hơn cả, và thấp nhất là tại vị trí đỉnh

15-04-02 Cho chi song da4

.8.3. Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến sinh trưởng của cây trồng

– Mật độ trồng đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Với Do: ttính toán (4,033) > ttra bảng (2,45); Với Hvn: ttính toán (9,88) > ttra bảng (2,45). Công thức trồng với mật độ 540 cây/ha là tốt nhất.

Bảng 3. Ảnh hưởng của Mật độ đến Do và Hvn.

Lần lặp

Mật độ (cây/ha)

540

630

720

Do

Hvn

Do

Hvn

Do

Hvn

Lặp 1

1,71

187

1,67

174

1,54

154

Lặp 2

1,73

186

1,68

174

1,55

157

Lặp 3

1,72

190

1,67

172

1,50

155

Trung bình

1,72

188

1,67

173

1,53

156

Sai tiêu chuẩn (S^2) 0,3424 35,80735 0,1797 22,7534 0,2157 19,96969

– Mức độ phân bón khác nhau đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng. Công thức bón 200g N +100g P + 100g K với mật độ 540 cây/ha là công thức đạt các chỉ tiêu sinh trưởng là cao nhất so với các công thức bón phân khác

Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây trồng.

Lần lặp

Lượng bón (g/hố)

200g N + 100g P

200g N + 100g P + 100g K

Không bón

Do

Hvn

Do

Hvn

Do

Hvn

Lặp 1

1,75

180

1,86

192

1,56

160

Lặp 2

1,74

180

1,87

195

1,56

161

Lặp 3

1,74

181

1,87

194

1,55

159

Trung bình

1,74

180

1,87

194

1,56

160

Sai tiêu chuẩn (S^2) 0,2064 18,593 0,2075 17,526 0,2649 22,718

– Chò chỉ hỗn giao với Sấu hoặc Re không có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của các loài cây trồng (không có sự khác biệt). Vì vậy có thể trồng hỗn giao theo hàng giữa Chò chỉ với Sấu hoặc Re với mật độ 540 cây/ha.

– Chò chỉ trồng ở các vị trí (chân, sườn, đỉnh) khác nhau đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng.

Bảng 5. Ảnh hưởng của địa hình đến Do và Hvn.

Lần lặp

Vị trí trồng

Chân

Sườn

Đỉnh

Do

Hvn

Do

Hvn

Do

Hvn

Lặp 1

1,87

183

1,72

170

1,60

154

Lặp 2

1,86

187

1,70

171

1,60

153

Lặp 3

1,87

182

1,70

170

1,60

153

Trung bình

1,87

184

1,71

170

1,60

153

Sai tiêu chuẩn (S^2) 0,283 28,319 0,251 26,43 0,195 16,242

4. Kết luận

1. Vùng Thanh Sơn – Phú Thọ và Thượng Tiến – Hoà Bình là 2 trong những trung tâm phân bố của cây Chò chỉ ở phía Bắc.

2. Đặc điểm về lâm phần có Chò chỉ phân bố.

–         Tổ thành loài cây gỗ: Số lượng các cá thể của Chò chiếm từ 2,6 – 4,5%.

–         Tổ thành theo tiết diện ngang: Chò chỉ chiếm từ 2,5 – 3,2% tổng G và mức độ ưu thế chỉ ở mức độ trung bình đến trung bình khá

–          Cấu trúc tổ thành theo trữ lượng từ 12,5 m3/ha – 19,70 m3/ha (TB).

–          Chò chỉ có cấu trúc mật độ thấp nhưng có ưu thế về diện tích tán

–         Chò chỉ tái sinh chủ yếu bằng hạt.

–          Mật độ tái sinh thấp nhất trong lâm phần và phân bố theo cụm/đám.

3. Tỷ lệ phân bón NPK phù hợp cho cây con Chò chỉ ở giai đoạn vườn ươm là 1:4:3 (0,29g N : 0,95g P : 0,23g K)

4. Cường độ chiếu sáng 50% ánh sáng tự nhiên là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây con Chò chỉ giai đoạn vườn ươm.

5. Cây con Chò chỉ giai đoạn vườn ươm đã sinh trưởng tốt nhất khi độ ẩm đất bầu đạt khoảng 25,35%.

6. Sử dụng NPK theo công thức N1P2K1 ( 1,5g N + 3,0g P + 1,5g K) Là tốt nhất cho sinh trưởng và biểu hiện về hình thái.

7. Tỷ lệ nảy mầm của hạt = 45%. Tỷ lệ sống của cây sau khi ra bầu 1 tháng đạt > 80%. và có thể tạo giống Chò chỉ bằng giâm hom với các chất kích thích sinh trưởng là IBA và IAA nồng độ 0,5 – 1%.

8. Trồng Chò chỉ thuần loài hoặc hỗn giao với Sấu/Re (N=540) đồng thời bón lót 30g N + 120g P + 90g K và bón thúc 200g NPK tổng hợp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất khi trồng ở nơi có độ ẩm cao.

Tài liệu tham khảo

1. Đường Hồng Dật (2002), Cẩm nang phân bón. NXB Hà Nội.

2. GEF (2002), Dự án Xây dựng mô hình cộng đồng phục hồi và phát triển cây Chò chỉ tại Thanh Sơn – Phú Thọ.

3.  Hoàng Minh Châu,1998. Cẩm nang sử dụng phân bón – Hiệp hội phân bón quốc tế. Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Hoá chất.

4. Hoàng Thị Hà, 1996. Dinh dưỡng khoáng ở thực vật. NXB Đại học Quốc gia. Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương, Đoàn Đình Tam (2004), Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng khoáng N, P, K và chế độ nước của một số dòng Keo lai (A. Mangium và A.auriculaformis) và Bạch bàn Urophylla ở giai đoạn rừng non và vườn ươm.

 

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]