Võ Nguyên Huân
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Vùng đệm là một thuật ngữ tương đối mới, mặc dù nguyên lý của nó đã được sử dụng trong 1 thời gian dài. Quản lý vùng đệm là 1 lĩnh vực được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, gây khó khăn cho việc đưa ra 1 định nghĩa chung. Trong phần này, chúng tôi đưa ra một số khái niệm về vùng đệm trên thế giới và trong nước.
1. Khái niệm về vùng đệm trên thế giới
Tư duy về khái niệm quản lý vùng đệm đã phát triển qua 3 giai đoạn trên thế giới như sau:
– Giai đoạn đầu: Các vùng đệm chủ yếu được xác định như là những phương tiện bảo vệ con người và mùa màng để tránh sự tấn công và phá hoại của động vật sống trong các khu bảo tồn và rừng.
– Giai đoạn kế tiếp (10-20 năm trước đây): Các vùng đệm đã được xem như là những phương cách để bảo vệ các khu bảo tồn tránh khỏi những tác động tiêu cực của con người.
– Giai đoạn hiện nay: Vùng đệm thường được áp dụng đồng thời cho việc giảm thiểu các hoạt động của con người lên các khu bảo tồn với việc hướng tới những nhu cầu và mong muốn về kinh tế – xã hội dưới tác động của dân số (những đối tượng sử dụng tài nguyên của KBT trước đây).
Hiện tại chưa có một định nghĩa chung về vùng đệm trên phạm vi toàn thế giới mà chỉ có các định nghĩa và sự mô tả khác nhau về vùng đệm ở cấp quốc gia hoặc tổ chức quốc tế, chẳng hạn:
· Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã đưa ra khái niệm vùng đệm ở mức độ cấu trúc. Sơ đồ cấu trúc của KBT của UNESCO gồm 3 vùng sau:
+ Vùng hạt nhân
+ Vùng đệm sơ cấp
+ Vùng đệm thứ cấp
Vïng h¹t nh©n |
Vïng
®Öm s¬ cÊp |
Vïng ®Öm thø cÊp |
Sơ đồ KBT theo UNESCO
· Năm 1982 ấnĐộ đã áp dụng chiến lược “Vùng đệm – vùng lõi -vùng sử dụng đa dạng”. Mục đích của chiến lược này là tách rời việc sử dụng đất bất hợp lý, đặc biệt là trong mối quan hệ với môi trường sống của động vật hoang dã. Theo cách tiếp cận này, thì vùng đệm có thể được đặt dưới sự quản lý của VQG; trong 1 số trường hợp có thể cho phép cả kiểm soát sự sử dụng các sản phẩm lâm nghiệp. Vùng sử dụng đa dạng được đặt ở bên ngoài khu vực VQG, nơi được thiết kế phục vụ cho phát triển nông thôn. Vùng đệm trong bối cảnh lâm nghiệp ấnĐộ có thể được quy lại như sau:
– Một vùng đệm được nằm hoàn toàn trong ranh giới của VQG.
– Một vùng đệm với một khu bảo tồn nằm liền kề với VQG, và
– Một vùng đệm của 1 khu rừng bảo tồn nằm liền kề với VQG hoặc KBT.
· Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN định nghĩa vùng đệm như sau:
” Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của KBT và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của KBT và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh KBT. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm”
(D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản – IUCN Việt Nam 1999)
ởcác nước có nền kinh tế phát triển, sinh kế của con người không phụ thuộc vào KBT và người dân có một nhận thức cao về giá trị giải trí, văn hoá, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời pháp luật được tôn trọng thì vùng đệm được xây dựng và phát triển một cách bình thường, hiếm có các tác động tiêu cực của con người tấn công vào rừng.
Ngược lại, các nước có nền kinh tế chưa phát triển, đời sống kinh tế, văn hoá, dân trí thấp, sức ép dân số ngày càng gia tăng, coi thường pháp luật… thì vùng đệm trở nên rất quan trọng. Bởi vì sự tồn tại, phát triển hay huỷ diệt đối với KBT phụ thuộc vào nhân dân vùng đệm là chủ yếu.
2. Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam
– Trước năm 1993 vùng đệm được quy định ở bên trong KBT và bao quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBT. Một VQG hoặc KBTTN có thể có 1 hoặc nhiều phân khu bảo vệ nghiêm ngặt giữa các phân khu này hoặc bao quanh chúng có thể bố trí các phân khu đệm.
Khái niệm này chưa đề cập đến việc tổ chức, xây dựng và quản lý vùng đệm như thế nào.
– Sau năm 1993, vùng đệm được định nghĩa như sau:
” Vùng đệm của VQG và KBTTN là vùng rừng hoặc vùng đất đai có dân cư nằm sát ranh giới các VQG, các KBTTN được thành lập nhằm giảm áp lực của dân địa phương đối với khu rừng phải bảo vệ nghiêm ngặt. Diện tích của vùng đệm không tính vào tổng diện tích của VQG hay KBTTN”
Như vậy, sau năm 1993 vùng đệm được xác định nằm ngoài ranh giới KBT, không thuộc KBT. Khái niệm cũng chỉ mới đề cập những điều ngăn cấm trong vùng đệm chứ chưa đưa ra chính sách đầu tư, xây dựng, quản lý vùng đệm như thế nào.
– Gần đây nhất, khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyết định số 08/2001/ QĐ – TTg của Chính phủ như sau: ” Vùng đệm là vùng rừng hoặc vùng đất đai, mặt nước nằm sát ranh giới với các VQG và Khu BTTN; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ”. Một lần nữa vùng đệm được xác định nằm ngoài KBT và không thuộc KBT. Trong Quyết định này đã đề cập 1 cách tương đối toàn diện về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động và sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề vùng đệm chưa nêu lên như: phạm vi ranh giới vùng đệm, cơ chế quản lý, chính sách đầu tư cho vùng đệm…
3. Những đề xuất:
Chúng tôi có 1 số đề xuất sơ bộ sau đây:
– Chia vùng đệm thành 2 loại chính:
+ Vùng đệm có dân sinh sống
+ Vùng đệm không có dân sinh sống
– Vị trí vùng đệm: nằm liền kề ngoài KBT, bao quanh KBT và không thuộc KBT.
– Xác định ranh giới vùng đệm: Gồm ranh giới phía bên trong và phía bên ngoài vùng đệm:
+ Ranh giới phía bên trong vùng đệm: là ranh giới giữa KBT và vùng đất đai bao quanh KBT.
+ Ranh giới phía bên ngoài vùng đệm: là ranh giới giữa vùng đất bao quanh KBT với vùng đất không trực tiếp bao quanh KBT; ranh giới đó thường được xác định bởi các mốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra như: vách núi, đường mòn, đường ô tô, đường sông, đường sắt, các con suối, hồ chứa nước…
Ranh giới bên trong vùng đệm
KBT
Ranhgiới bên ngoài vùng đệm
Sơ đồ ranh giới phía bên trong và ranh giới phía bên ngoài vùng đệm
Khoảng cách giữa đường ranh giới phía trong và phía ngoài vùng đệm được xác định dựa trên số lượng loài và những hệ sinh thái cần được bảo vệ trong KBT, mặt khác cũng dựa trên những điều kiện về sự đa dạng sinh học của vùng đệm.
– Luận chứng kinh tế kỹ thuật vùng đệm (nếu có) phải được xây dựng và phê duyệt đồng thời với luận chứng kinh kỹ thuật KBT và đều do một cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm xây dựng có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương trong việc xác định ranh giới vùng đệm, mục tiêu, nội dung các hoạt động trong vùng đệm, vốn đầu tư và tiến độ thực hiện …
– Những KBT không cần có hoặc chưa cần có dự án đầu tư vùng đệm:
+ KBT mà vùng đệm của nó không có dân cư sinh sống.
+ KBT không có hoặc ít có áp lực về dân số.
+ KBT mà quy mô diện tích quá nhỏ.
+ KBT mà chất lượng và số lượng đa dạng sinh học ít.
– Cần có quy chế quản lý vùng đệm được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành.
– Định nghĩa vùng đệm:
Vùng đệm là vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm liền kề ngoài KBT và bao quanh KBT, có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm KBT. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn ở KBT và vùng đệm, không di dân từ bên ngoài vào vùng đệm với bất cứ hình thức nào; tích cực phát triển kinh tế góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất – văn hoá – tinh thần của dân cư sống trong vùng đệm.
Tài liệu tham khảo
1. A.Gilmour và Nguyễn Văn Sản – IUCN Việt Nam”Quản lý vùng đệm ở Việt Nam” 1999.
2. Quyết định 08/2001/QĐ – TTg ngày 11/1/2001của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
3. Kỷ yếu hội thảo bài học kinh nghiệm các dự án kết hợp bảo tồn với phát triển. IUCN; Hà Nội 12, 13/6/2000.
SummaryBuffer zone is a relatively new term and is being much discussed in Vietnamand in the world. Up to now however there has not been any common definition of buffer zone for the whole world. In this paper we deal with different definitions and descriptions of buffer zone at national level or international organizations and then propose a buffer zone definition in Vietnam.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- ảNH HưởNG CủA PHâN BóN ĐếN SiNH TRưởNG của BạCH ĐàN TRêN ĐấT PHèN ở THạNH HOá, TỉNH LONG AN
- Kết quả điều tra thành phần và mức độ hại của sâu đục nõn trên một số loài cây thuộc họ xoan
- Tìm hiểu đặc tính sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài đước (Rhizophora apiculata)
- Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ cây thông
- Một số tính chất gỗ của Melaleuca leucadendra, Melaleuca cajuputi, Melaleuca viridiflora và định hớng sử dụng gỗ của chúng