Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế

Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế   TÓM TẮT Thảm thực vật ngập mặn (TVNM) ở Rú Chá, khu du lịch Tân Mỹ, cửa sông Bù Lu và quanh đầm Lập An đã cấu thành nên hệ TVNM ở Thừa Thiên Huế, góp phần vào sự đa dạng sinh học ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào công bố một cách đầy đủ về hiện trạng phân bố và thành phần loài TVNM ở đây. Vì vậy, bài báo này nhằm cung cấp dẫn liệu về thành phần loài và đặc điểm … [Read more...]

Đánh giá tính đa dạng di truyền các vườn giống vô tính Keo tai tượng bằng chỉ thị vi vệ tinh

Lê Sơn, Dương Thị Hoa, Hà Huy Thịnh Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Sử dụng các chỉ thị vi vệ tinh (microsatellite) để đánh giá tính đa dạng di truyền của 100 dòng vô tính trong các vườn giống Keo tai tượng tại Ba Vì (Hà Nội) và Cầu Hai (Phú Thọ) cho thấy các xuất xứ trong vườn giống có tính đa dạng di truyền với số alen trung bình là 3,078, số alen có hiệu lực là 2,731, tỷ lệ dị hợp tử quan sát là 0,495, tỷ lệ dị hợp tử mong đợi là … [Read more...]

Thông tin về luận án Tiến sĩ của NCS Hoàng Liên Sơn

Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và kinh tế xã hội trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn của hộ gia đình tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình" Chuyên ngành: Kỹ thuật Lâm sinhMã số: 62 62 60 01 Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Liên Sơn Họ và tên cán bộ hướng dẫn: (1) GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Lung; (2) TS. Đinh Đức Thuận Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Mối quan hệ tương tác giữa … [Read more...]

Thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ

Nguyễn Văn Dưỡng, Vũ Thị Hoàng Phương Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản TÓM TẮT Nhằm từng bước hoàn thiện công nghệ chế biến và nâng cao giá trị kinh tế của cây Hồi, một loại cây LSNG hiện đang được gây trồng và phát triển mạnh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, đề tài "Thiết kế, chế tạo và chuyển giao hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ" đã chế tạo, lắp đặt và chạy khảo nghiệm thành công hệ thống thiết bị chưng cất tinh dầu Hồi tại xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Công … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm XM5 và ứng dụng để xử lý gỗ rừng trồng và làm trụ trống Hồ tiêu và Thanh long

Nguyễn Thị Bích Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Chế phẩm bảo quản gỗ XM5 nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Các hóa chất thành phần của XM5 sau khi thấm vào gỗ có khả năng kết hợp với nhau và với các thành phần hóa học của gỗ để tạo thành phức chất bền vững có hiệu lực tốt với côn trùng và nấm mục gây hại. Chế phẩm XM5 được nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất tạo dạng bột và dạng cao với quy mô 300 tấn/năm. Hồ tiêu và Thanh long là … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu bảo quản Nứa làm hàng thủ công mỹ nghệ

Nguyễn Văn Đức, Hoàng Thị Tám, Nguyễn Thị Hằng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nứa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ Nứa nguyên liệu, dưới bàn tay khéo léo của người thợ thủ công đã sản xuất được nhiều mặt hàng mỹ nghệ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay trong sản xuất, Nứa phải được ngâm từ 3-4 tháng, gây ô nhiễm nguồn nước ao hồ. Kết quả nghiên cứu bảo quản Nứa nguyên liệu bằng các loại thuốc LN5, XM5 được phép sử dụng ở Việt Nam … [Read more...]

Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu nguồn gốc thực vật để làm thuốc bảo quản

Nguyễn Thị Bích Ngọc, Bùi Văn Ái, Nguyễn Duy Vượng, Phạm Thị Thanh Miền Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Thuốc bảo quản lâm sản được dùng ở Việt Nam và trên thế giới hầu hết là hỗn hợp các hóa chất vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ tổng hợp trong công nghiệp hóa học. Tuy nhiên, một số hóa chất do độc tố cao với con người và môi trường sống nên đã bị cấm sử dụng trên phạm vi toàn cầu. Đây chính là lý do thúc đẩy công tác nghiên cứu tìm kiếm những hợp chất nguồn gốc sinh học vừa có … [Read more...]

Nghiên cứu công nghệ bảo quản gỗ nguyên liệu đóng tàu đi biển

Bùi Văn Ái, Lê Bạch Đằng, Đinh Văn Tiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Ở Việt Nam, tàu thuyền bằng gỗ được dùng làm phương tiện để vận tải, du lịch và đánh bắt thủy sản ven biển vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sử dụng gỗ trong môi trường nước biển được đánh giá là điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất bởi sự tấn công mãnh liệt của các loài Hà biển. Một số loại gỗ rừng tự nhiên thuộc nhóm 2, 3 như Táu mật, Sao đen, Dầu mít... có tính chất cơ lý và độ … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính

Lê Thanh Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Gỗ Đước (Rhizophora apiculaca) là loại gỗ nặng, màu nâu nhạt đến nâu đỏ, gỗ có kết cấu chặt chẽ, mịn, ít xoắn thớ và chéo thớ. Gỗ có nhược điểm là dễ bị nứt đầu và nứt mặt khi độ ẩm môi trường thay đổi. Hiện nay, việc sử dụng gỗ Đước không hiệu quả, 70% tổng sản lượng khai thác dùng để sản xuất than nhiên liệu, 30% còn lại được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Việc nghiên cứu sử dụng gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính là … [Read more...]

Thông tin về Luận án Tiến sĩ của NCS Đỗ Văn Bản

Tên đề tài luận án:Nghiên cứu một số giải pháp công nghệ làm giảm nứt vỡ gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) ở Việt Nam để sản xuất gỗ xẻ cho đồ mộc thông dụng Chuyên ngành: Công nghệ bảo quản, sơ chế nông lâm sản sau thu hoạch Mã số: 62 54 10 01 Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Văn Bản Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Trọng Nhân Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN Bạch đàn trắng rừng trồng tại Đại … [Read more...]

[logo-slider]