Sinh khối cây cá thể và mối tương quan giữa các nhân tố điều tra của Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài trên các cấp đất khác nhau tại vùng Đông Bắc

Đặng Thịnh Triều Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện trong đề tài: "Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam" do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì. Kết quả nghiên cứu đã xác định được sinh khối và cấu trúc sinh khối tươi và khô của cây cá thể Thông mã vĩ cấp đất và tuổi tại Lạng Sơn và Bắc Giang. Nghiên cứucũng đã xây dựng được mối quan hệ giữa … [Read more...]

Bước đầu nghiên cứu bệnh hại một số loài bạch đàn nhập nội ở giai đoạn vườn ươm

Lê Thị Xuân Phòng Nghiên cứu Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong chương trình hợp tác nghiên cứu với trường đại học Mudorch, Úc, 19 loài bạch đàn gồm 24 xuất xứ được nhập vào Việt Nam. Gieo trồng và theo dõi tình hình bệnh hại các loài bạch đàn giai đoạn vườn ươm tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy có 12 loài ở 14 xuất xứ bị bệnh ở các mức độ khác nhau, trong đó loài Eucalyptus cleoziana (xuất xứ Cardwell, Queensland)và E. globulus (xuất xứ … [Read more...]

Hạn chế tác hại của sâu đục nõn Hypsipyla robusta (Moore) bằng biện pháp che bóng

Đào Ngọc Quang Phòng Nghiên cứu Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Sâu đục nõn Hypsipyla robusta Moore (họ ngài sáng, bộ cánh vẩy) là loài sâu gây hại chính các loài cây thuộc họ Xoan (Meliaceae) xét cả về mặt mức độ bị hại và tỉ lệ bị hại, làm giảm sản lượng và chất lượng gỗ của rừng trồng các loài cây lát, xoan mộc, xà cừ, dái ngựa. Sự phá hại của loài sâu này là yếu tố chính hạn chế sự phát triển rừng trồng các loài cây kinh tế này. Kết qủa nghiên cứu cho thấy rằng … [Read more...]

Bước đầu nghiên cứu nhân giống Sở bằng giâm hom và ghép cây mầm

Hoàng Văn Thắng Phòng kỹ thuật Lâm sinh Đoàn Thị Mai Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống Sở bằng giâm hom và ghép cây mầm cho thấy các biện pháp kỹ thuật giâm hom và ghép cây mầm đều rất có triển vọng. Trong các loại hormon được sử dụng thì hormon NAA với nồng độ 0,1% cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (72,3%) và chất lượng hom tốt nhất. Giâm hom Sở vào tháng 8 cho tỷ lệ hom ra rễ cao nhất (83,4%). Kết quả thí … [Read more...]

Cây Cáng lò (Betuala alnoides Buch. Ham. Ex D. Don) – một loài cây có triển vọng trồng rừng quy mô lớn ở Việt Nam

Nguyễn Hoàng Nghĩa Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Cáng lò (Betula alnoides Buch. Ham. Ex D. Don) là loài cây gỗ lớn, rụng lá theo mùa, trong điều kiện tự nhiên, cây có thể đạt tới 30m về chiều cao, đường kính ngang ngực đạt 85cm và là loài cây ưa sáng, không chịu bóng, không thể tái sinh khi rừng có độ tàn che cao nhưng tái sinh tốt dọc theo các con đường mới mở hoặc đất sau nương rẫy. Cáng lò có phân bố rộng ở hầu hết các vùng phía Nam của Bắc bán cầu. Loài cây … [Read more...]

Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho rừng đặc dụng Hương Sơn – Hà Tây

Hoàng Việt Anh Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng Lê Quốc Huy, Lê Thành Công Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Rừng đặc dụng Hương Sơn là khu vực có nhiều tiềm năng về bảo tồn giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát triển du lịch sinh thái. Đề tài đã đánh giá đa dạng sinh học theo cách tiếp cận định lượng sử dụng phương pháp tính toán các chỉ số ĐDSH: IVI, H, Cd, A/F. Trên toàn khu vực nghiên cứu, đã điều tra 28 ô tiêu chuẩn thực … [Read more...]

Tìm thấy một loài nứa mới Nứa Sa Pa (Schizostacchyum chinense Rendle) thuộc chi Schizostachyum Nees (họ Hoà thảo – Poaceae) cho hệ thực vật Việt Nam

Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nứa Sa Pa (Schizostachyum chinense Rendle) phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi cao của Trung Quốc và Việt Nam. Loài được tìm thấy có phân bố hỗn giao trong rừng lá rộng thường xanh của Vườn quốc gia Hoàng Liên ở SaPa (tỉnh Lào Cai) của nước ta. Mẫu vật được thu thập ở khu vực Đá xẻ (SaPa) và lưu trữ ở Phòng Tài nguyên Thực vật rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đặc điểm hình thái và giải phẫu hoa … [Read more...]

Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng ở Lâm trường Đắc Tô – Kon Tum

Võ Đại Hải Phòng Kế hoạch Khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là xu thế chung của xã hội và là chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng ở Lâm trường Đăk Tô được thực hiện với sự giúp đỡ của Chương trình lâm nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Liên Bang Đức (GTZ) nhằm giúp Lâm trường Đăk Tô tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí quản lý rừng bền vững của FSC. Kết quả … [Read more...]

Nghiên cứu đa dạng di truyền một số giống sở (Camelia sp.) của Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD

Nguyễn Quang Khải Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam Khuất Hữu Trung Viện Di truyền Nông nghiệp TÓM TẮT Bốn mươi bốn mẫu lá Sở của 44 cây trội dự tuyển thu thập ở 8 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Trung tâm, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam, được phân tích nhằm xác định nguồn gốc và mối quan hệ di truyền bằng kỹ thuật RAPD, với 20 mồi khác nhau trong các phản ứng PCR- RAPD thuộc các nhóm khác nhau. Tách chiết ADN tổng số theo phương pháp P.Obara-Okeyo và … [Read more...]

Nghiên cứu xác định hiện trạng và tổ thành rừng tự nhiên chủ yếu vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, làm cơ sở xây dựng hệ khoá giải đoán trong phân loại tài nguyên rừng dùng cho ảnh vệ tinh LANDS

Dương Tiến Đức, Cao Chí Khiêm Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Việc sử dụng công nghệ cao trong giải đoán ảnh vệ tinh đã trở nên phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề này tuy đã được quan tâm chú ý nhưng việc áp dụng vẫn còn rất hạn chế về phạm vi và phương pháp thực hiện. Đặc biệt, đối với những vùng trọng điểm như lưu vực sông Đà nơi có nhà máy thủy điện lớn nhất nước, việc phân loại thường xuyên hiện trạng rừng tại khu vực này đã và … [Read more...]

[logo-slider]