Nguyễn Văn Tiến Cục Kiểm lâm Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Re gừng (Cinnamomum obtusifolium) là loài cây gỗ lớn, lá rộng thường xanh. Tổ thành loài tầng cây cao của trạng thái rừng IIb ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) có 21-25 loài, trong đó có 4-6 loài ưu thế, gồm Re gừng (Cinnamomum obtusifolium), Dẻ gai Phú Thọ (Castanopsis phuthoensis), Kháo (Cinnadenia paniculata), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Sâng (Pometia pinnata), Chẹo (Engelhardtia … [Read more...]
Đặc điểm lâm học quần thể và khả năng tái sinh của cây Re gừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ
Cấu trúc sinh khối của rừng trồng Thông ba lá thuần loài tại Lâm Đồng
Vũ Tấn Phương, Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong những năm gần đây, vai trò của rừng trong việc hấp thụ carbon, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đang được cộng đồng Quốc tế và Việt Nam rất quan tâm. Do vậy, việc nghiên cứu sinh khối là một yêu cầu khách quan và cấp bách phục vụ cho việc tính toán phát thải và thương mại giá trị hấp thụ carbon của rừng. Nghiên cứu được thực hiện tại Lâm Đồng, nơi rừng trồng Thông ba lá chiếm diện tích lớn. Nghiên cứu tiến hành xác … [Read more...]
Đánh giá sinh trưởng của các loài keo trồng trong mô hình trình diễn của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Hoàng Văn Thắng Nguyễn Toàn Thắng, Phan Minh Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Keo tai tượng, Keo lai trồng trong mô hình trình diễn ở các huyện Phong Điền, Hương Trà và Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế sau 2 năm cho thấy đều đạt tỷ lệ sống trên 95%. Sau 2 năm sinh trưởng của Keo lai mô đạt đường kính trung bình là 6,6cm và chiều cao trung bình là 7,3m, trong khi đó sinh trưởng trung bình của Keo lai hom là D1.3 = 6,1cm, Hvn = 6,6m và của Keo tai tượng là D1.3 = 6,0cm và Hvn … [Read more...]
Lễ trao bằng Tiến sĩ tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Ngày 3/11/2011, tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã long trọng diễn ra Lễ trao bằng tiến sĩ Nông nghiệp và Tiến sĩ Kỹ thuật cho 5 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tại Viện Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trao bằng cho các Tiến sĩ Tới dự Lễ trao bằng tiến sĩ có: tập thể hướng dẫn khoa học của các Nghiên cứu sinh, các trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng nghiên cứu tại Viện, Giám đốc, phó giám đốc các trung tâm thuộc Viện tại Hà Nội, cán bộ, công chức, … [Read more...]
Xây dựng mô hình tính toán sinh khối cây cá thể Thông ba lá ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
Vũ Tấn Phương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Để hỗ trợ cho việc xác định trữ lượng carbon của rừng trồng Thông ba lá, nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình toán và các hệ số chuyển đổi cho tính toán sinh khối làm cơ sở cho việc xác định khả năng hấp thụ carbon của rừng. Nghiên cứu tiến hành tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. Phương pháp chặt hạ và đo đếm trực tiếp sinh khối được áp dụng. Các cây chặt hạ được lựa chọn ở các lâm phần khác nhau, đại diện cho điều kiện đất … [Read more...]
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
Xem thêm tại đây: Xem thêm tại đây: … [Read more...]
Xác định đường carbon cơ sở cho rừng phục hồi sau nương rẫy tại Tương Dương, Nghệ An
Trần Quang Bảo Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch đã và đang trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Một trong những tiêu chí để quyết định đầu tư trồng rừng CDM hay không đó là đường carbon cơ sở. Để xác định được đường carbon cơ sở cần căn cứ vào diễn thế tự nhiên của thảm thực vật trên đất hoang hóa. Đối với rừng phục hồi sau nương rẫy ở Tương Dương – Nghệ An, thảm thực vật được chia theo số năm ngừng canh tác nương rẫy trong … [Read more...]
Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) tại Tây Bắc
Phạm Quang Tuyến, Bùi Thanh Hằng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) là cây gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ cứng có vân và ánh đẹp. Quả Chò xanh chín và đạt tiêu chuẩn để thu hái vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Đặc điểm nhận biết khi chín, quả có màu từ màu hồng tím sang màu vàng nhạt (chín thu hoạch). Hạt làm giống được bảo quản trong chum vại hoặc trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-50C, 5 tháng đầu sức nảy mầm hạt đã bắt đầu … [Read more...]
Hiện trạng và một số giải pháp phát triển nguồn tài nguyên tre nứa ở xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, Hòa Bình
Phạm Thành Trang, Nguyễn Thị Thu Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Thành phần tre nứa tại Vạn Mai khá phong phú. Tại khu vực nghiên cứu có 8 loài tre nứa, thuộc 5 chi với hai dạng thân ngầm là mọc cụm và mọc tản. Trong đó có 5 loài phân bố tự nhiên. Nhiều loài có tiềm năng kinh tế do có thành tre dày, lóng dài, măng to và ngon. Tre nứa được người dân địa phương sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như xây dựng, đan lát, thức ăn,... Đề tài đã đưa ra 3 nhóm giải pháp để phát triển nguồn … [Read more...]
Đa dạng thực vật ở khu bảo tồn sông Thanh, tỉnh Quảng Nam
Nguyễn Văn An Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng Nam Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TÓM TẮT Hệ thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sông Thanh có 854 loài, 507 chi, 144 họ. Với diện tích chỉ bằng 0,03% diện tích toàn quốc nhưng Khu BTTN Sông Thanh đã đóng góp cho các ngành thực vật Việt Nam một tỷ lệ đáng kể: ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 8,77%; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 50%; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 7,14%; ngành Thông … [Read more...]