NguyễnQuang Dương
Đặng Thịnh Triều
TÓM TẮT
Bài báo này tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về xử lý thực bì, làm đất và bón phân trong trồng rừng keo tại Việt Nam trong những năm gần đây. Sinh trưởng của keo lưỡi liềm (Acacia srassicarpa) và keo lá tràm (A. auriculiformis) tốt hơn khi đất được xử lý bằng cách lên líp nơi đất bị ngập lụt vào mùa mưa.Kích thước líp cho keo lưỡi liềm là cao 0,2m và rộng 4, và với keo lá tràm cao 0,2m và rộng 1,5m. Việc để lại cành, nhánh sau khai thác làm tăng 10% sản lượng rừng so với dọn sạch thực bì đối với keo lá tràm (A. auriculiformis). Tuy nhiên chiều cao cây và tỷ lệ sống khác nhau không có ý nghĩa giữa các công thức. Chất diệt cỏ Ridweed (paraquat chloride) có thể dùng để diệt cỏ cho rừng trồng keo lai (Acacia hybrid), tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa các công thức diệt cỏ bằng thuốc và làm cỏ bằng phương pháp thủ công khác nhau không rõ rệt. Bón lót và bón thúc làm tăng sinh trưởng của keo. Cho tới nay, lượng phân bón lót lớn nhất được thí nghiệm là hỗn hợp 25g N, 50g P, 25 K và 100g phân vi sinh cho keo lai (Acaica hybid).
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo dự báo, nhu cầu gỗ của Việt Nam tới năm 2010 khoảng 9,35 triệu m3. Tuy nhiên, gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đạt 300.000m3/năm (Bộ NN và PTNT, 1999). Lượng thiếu hụt sẽ được cung cấp từ rừng trồng hoặc nhập khẩu. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ đang được thực hiện nhằm góp phần đáp ứng một phần nhu cầu gỗ trên và nâng độ che phủ toàn quốc lên tới 43%. Trong thời gian qua công tác giống đã đạt được nhiều thành tựu (Harwood và cộng tác viên, 2006), bên cạnh đó việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng cũng được chú trọng, cả năng suất và chất lượng rừng đã được cải thiện một cách rõ rệt (Nguyễn Huy Sơn và Đặng Thịnh Triều, 2004). Các loài mọc nhanh như bạch đàn và keo đã được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XX (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 1989; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1992), tới nay bạch đàn và keo được coi như là những loài cây có triển vọng trong các chương trình trồng rừng.
Nguồn: Tạp chí NN&PTNT số 18 năm 2007
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Xén tóc Trirachys bilobulartus grssitt & Rondon đục thân hại cây Đước Rhizophora apiculata Blume rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- Sử dụng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp trong nghiên cứu quan hệ di truyền của một số xuất xứ cây Lim xanh Erythrophleum fordii Oliv
- Phytogeographic review of Vietnam and adjacent areas of Eastern Indochina
- Conservation prospects for threatened Vietnam tree species: results from a demographic study
- Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài sao lá hình tim (Hopea cordata Vidal) thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) bằng chỉ thị phân tử