Hà Thị Hiền
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Dẻ đỏ Lithocarpus ducampii (H. et A. Camus) A. Camus thuộc họ Dẻ (Fagaceae) là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên Dẻ đỏ còn rất ít, nhu cầu trồng rừng bằng cây bản địa ngày càng tăng, cần phải có những nghiên cứu cơ bản nhằm bổ sung hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của cây Dẻ đỏ trong giai đoạn vườn ươm là thực sự cần thiết. Che sáng có tác dụng làm giảm nhiệt độ, tăng ẩm độ không khí và đất, tuỳ theo mức độ che sáng khác nhau mà nhiệt độ không khí dưới giàn che giảm, ẩm độ không khí tăng, nhiệt độ đất giảm.Mức độ che sáng khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của Dẻ đỏ từ 0-1 tuổi che 75% ánh sáng trực xạ thì tỷ lệ cây sống đạt tới 100%. Dẻ đỏ từ 1-2 tuổi che 50% đến 75% ánh sáng trực xạ thì tỷ lệ cây sống đạt 98,89% -100%. Mức độ che ánh sáng trực xạ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây Dẻ đỏ. Dẻ đỏ từ 0-1 tuổi che 75% ánh sáng trực xạ là tốt nhất. Dẻ đỏ từ 1-2 tuổi che 50% ánh sáng trực xạ là tốt nhất. Sinh khối cây Dẻ đỏ từ 0-1 tuổi che 75% ánh sáng trực xạ thì hàm lượng nước tích lũy trong cây là cao nhất. Dẻ đỏ từ 1-2 tuổi che 50% ánh sáng trực xạ thì hàm lượng nước tích lũy trong cây là cao nhất.
Từ khóa: Mức độ che sáng, Dẻ đỏ
MỞ ĐẦU
Dẻ đỏ có tác dụng bảo vệ đất tốt do hệ rễ sâu rộng, rễ rất phát triển và tán lá dày rậm, khả năng tái sinh hạt và chồi mạnh, quả nhiều tinh bột. Dẻ đỏ rất có triển vọng trong trồng phục hồi rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, Dẻ đỏ nằm trong danh sách các loài cây bản địa quan trọng trong trồng phục hồi rừng tại Việt Nam, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Dẻ đỏ có biên độ phân bố rất rộng, hầu hết các rừng nguyên sinh và thứ sinh lá rộng thường xanh ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Sơn La. Ở độ cao 100-500m, lượng mưa 1700-2000mm/năm, cá biệt có nhiều khu Giẻ đỏ phân bố thành đám gần như thuần loài (Thái Nguyên, Sơn La). Khi cây còn non ưa bóng, sau lớn ưa sáng dần nhưng vẫn chịu được bóng, có khả năng phục hồi rừng rất nhanh, số lượng cây tái sinh 2 vạn cây/ha, sau 3-4 năm phục hồi, rừng khép tán với độ tàn che trên 0,6.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả xây dựng mô hình thí nghiệm xúc tiến tái sinh tại Lau Bai, Hoà Bình
- Đặc điểm của một số mô hình rừng trồng Luồng ở các tỉnh phía Bắc
- Nghiên cứu xác định vùng trồng Bạch đàn U.urophilla cung cấp gỗ lớn ở Bắc Trung Bộ
- Nhân giống cho một số dòng Tếch có năng suất cao mới được tuyển chọn
- Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Lâm trường Văn Chấn, tỉnh Yên Bái