Nguyễn Huy Sơn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Đại Lải (Vĩnh Phúc), bạch đàn uro (E. urophylla) sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm: 100gNPK (5:10:3) kết hợp với 200g hữu cơ vi sinh và 100g vôi bột, năm thứ 3 bón thúc 150gNPK (5:10:3) kết hợp 300gSupe lân hoặc 200gNPK kết hợp 100g vôi bột vẫn có tác dụng rõ rệt, sau 5,5 năm tuổi trữ lượng gỗ cây đứng trung bình đạt từ 17,51-17,62m3/ha/năm. Thông caribê (P. caribaea var. hondurensis) sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm: từ 200-300g Supe lân kết hợp với 200g hữu cơ vi sinh, bón thúc năm thứ 5 cũng có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao, tốt nhất là công thức phối hợp giữa 300g supe lân với 300g hữu cơ vi sinh. Do thời gian theo dõi thí nghiệm còn giới hạn (2,5năm tuổi), khả năng sinh trưởng của cả thông caribê và bạch đàn uro giữa các công thức mật độ chưa khác nhau rõ rệt, nên cẩn phải được tiếp tục theo dõi để có những kết luận cụ thể hơn nữa.
Từ khoá: rừng trồng thông caribê, rừng trồng bạch đàn, Đại Lải-Vĩnh Phúc
Mở đầu
Đại Lải-Vĩnh Phúc thuộc vùng Đông Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm với nhiều ngành công nghiệp phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp có liên quan đến sử dụng gỗ nguyên liệu như công nghiệp chế biến bột giấy, ván nhân tạo và công nghiệp khai thác than. Chỉ riêng nhà máy giấy Bãi Bằng với công suất hiện nay là 100.000 tấn bột/năm, nhu cầu tiêu thụ mỗi năm khoảng từ 170.000-200.000m3 gỗ tròn, dự kiến giai đoạn 2 sẽ nâng cấp công suấtlên 200.000 tấn bột/năm thì nhu cầu gỗ tròn sẽ tăng lên gấp 2 lần. Nhà máy ván dăm Thái Nguyên có công suất 16.500m3/năm, nhu cầu tiêu thụ mỗi năm khoảng từ 30.000-35.000m3 gỗ tròn. Ngoài ra, một số nước lân cận như Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc cũng có nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu rất lớn, chưa kể đến các nước ở khu vực Châu Âu. Như vậy, nhu cầu sử dụng cũng như xuất khẩu gỗ nguyên liệu ở khu vực Đông Bắc Bộ hiện nay và trong những năm tới là rất lớn. Trong khi đó, đất đai giành cho trồng rừng có hạn, trồng rừng quảng canh có năng suất thấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đòi hỏi ngày càng tăng. Vì thế, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng là rất cần thiết. Kết quả trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu ở khu vực Đại Lải-Vĩnh Phúc là nội dung quan trọng của đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.06.05.NN, được thực hiện từ 2001-2005 và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung
– Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực thí nghiệm;
– ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng bạch đàn uro và thông caribê;
– ảnh hưởng của phân bón tới khả năng sinh trưởng của rừng trồng rừng trồng bạch đàn uro và thông caribê;
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
– Vật liệu: Giống bạch đàn uro (E. urophylla) dòng U6 được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, chiều cao khi trồng đạt từ 15-17cm. Giống thông caribê (P. caribaea var. hondurensis) được nhân giống bằng hạt thu hái từ rừng giống Đại Lải, chiều cao khi trồng đạt từ 30-35cm. Phân bón gồm NPK (5:10:3), Phân hữu cơ vi sinh và vôi bột.
– Phương pháp nghiên cứu: ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống đã được cải thiện, sử dụng phương pháp sinh thái thực nghiệm để bố trí các thí nghiệm về mật độ và phân bón. Sử dụng phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định đặc điểm đất làm cơ sở bố trí các thí nghiệm phân bón. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp kế thừa, lấy không gian thay thế thời gian để bố trí thí nghiệm trên các mô hình đã có. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ lặp lại từ 3-4 lần, dung lượng mẫu đo đếm đủ lớn (n=”32-49).” Thu thập số liệu theo phương pháp điều tra ÔTC. Các chỉ tiêu đo đếm gồm: D1.3; Hvn; Dt, định kỳ thu thập số liệu mỗi năm một lần vào mùa khô. Thể tích cây đứng được tính theo công thức: Vcây=”GHf.” Trong đó, G là tiết diện ngang tại vị trí 1,3m, H là chiều cao vút ngọn của cây, đối với Keo lai: f=”0,473″ (Nguyễn Trọng Bình, 2003), Bạch đàn với hình số giả định: f=”0,5″ . Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học trên máy tính có sự trợ giúp của các phần mền Excel 5.0.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả trồng rừng thâm canh bạch đàn uro ở Đại Lải-Vĩnh Phúc
Điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu
– Đặc điểm khí hậu: Khu vực thí nghiệm thuộc xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,50C, trung bình tháng cao nhất là 350C, tháng thấp nhất từ 9-100C. Lượng mưa trung bình năm từ 1500-1700mm, phân bố chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10. Độ ẩm không khí trung bình năm từ 80-90%, chênh lệch không lớn giữa các tháng trong năm.
– Điều kiện đất đai: Chủ yếu là đất feralit phát triển trên phiến thạch sét, độ dày tầng đất từ 50-100cm, độ dốc từ 10-150. Kết quả phân tích đất (bảng 1) cho thấy đất khá chua (pHKCl=”3,98-4,28),” hàm lượng mùn và tỷ lệ C/N ở tầng mặt cũng khá cao, nhưng nghèo đạm, lân và kali dễ tiêu, hàm lượng Al3+ hoạt động thấp. Thực bì chủ yếu là cây bụi, tế guột. Do đất khá chua, hàm lượng đạm, lân và kali dễ tiêu đều rất thấp, nên trồng rừng phải tăng cường phân và chú ý cải thiện độ chua của đất.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất ở tỉnh Sơn La
- Nghiên cúu đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồng Bạch đàn và keo tại việt nam
- ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN THỂ CHẾ TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM
- Kết quả nghiên cứu độ bền tự nhiên của một số loại gỗ rừng trồng tại Việt nam
- ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN THÚC PHÂN KHOÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI