Ảnh hưởng của giao đất, giao rừng tới phát triển rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía bắc
Võ Đại Hải
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Giao đất, giao rừng (GĐGR) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân vào quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, nâng cao trách nghiệm, nghĩa vụ của các chủ thể quản lý, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn miền núi. Thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 và Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 (nay là Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999) của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp chúng ta đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể là đã giao được 3.823.670 ha đất lâm nghiệp; cấp được 629.128 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) (Cục Lâm nghiệp, 2005). Bên cạnh đó, các quy trình, thủ tục GĐGR cũng dần được hoàn thiện, nhận thức của người dân từng bước được nâng lên,… và có ảnh hưởng trực tiếp tới trồng rừng sản xuất ở các địa phương. Tuy nhiên, cho tới nay các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB).
Nghiên cứu này được thực hiện trong đề tài: “Nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững vùng miền núi phía Bắc” nhằm mục tiêu đánh giá lại kết quả GĐGR và ảnh hưởng của nó đến phát triển rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo và ở các vùng khác.
1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.1. Nội dung nghiên cứu
– Đánh giá kết quả thực hiện chính sách GĐGR ở một số tỉnh miền núi phía Bắc; Rút ra được những ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm trong GĐGR.
– Đánh giá ảnh hưởng của GĐGR đến phát triển trồng rừng sản xuấtở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
1.2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành trên cả 3 vùng sinh thái lâm nghiệp là Tây Bắc, Trung tâm và Đông Bắc. Các phương pháp chủ yếu được áp dụng là:
– Phỏng vấn trực tiếp: Đây là hình thức phỏng vấn các cán bộ quản lý, cán bộ GĐGR và các chủ rừng. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng mở đểngười được phỏng vấn có thể tham gia đối thoại, trao đổi trực tiếp với người phỏng vấn.
– Phỏng vấn không trực tiếp: Gửi mẫu câu hỏi và bảng số liệu cần thu thập cho các tỉnh có liên quan.
– Khảo sát rừng trồng sản xuất ở một số tỉnh MNPB.
2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
2.1. Kết quả giao đất, giao rừng ở các tỉnh MNPB.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG SAO ĐEN NĂNG SUẤT CAO Ở ĐÔNG NAM BỘ
- MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU SUẤT GIÂM HOM KEO LAI PHỤC VỤ CHO TRỒNG RỪNG TẠI ĐÔNG NAM BỘ
- KHẢO NGHIỆM XUẤT XỨ VÀ THỬ NGHIỆM GIÂM HOM BẠCH ĐÀN PELLITA
- CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG KEO LAI NGUYÊN LIỆU GIẤY THÀNH RỪNG GỖ CÔNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỈA THƯA
- MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỌN GIỐNG BẠCH ĐÀN CÓ NĂNG SUẤT CAO VÀ CHỐNG CHỊU BỆNH CHO TRỒNG RỪNG TẠI ĐÔNG NAM BỘ