Phạm Thế Dũng, Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Văn Bình
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Thi nghiệm bón thúc phân khoáng trong 3 năm sau khi trồng rừng đã được thực hiện tại Tân Lập, tỉnh Bình Phước cho 4 dòng keo lai (TB03, TB05, TB06 và TB12). Điều ghi nhận là: trong điều kiện đất rừng còn tương đối tốt, vai trò của phân bón qua bón thúc phân NPK với các liều lượng khác nhau đối với sinh trưởng của rừng là không rõ rệt. Do đó, để nâng cao hiệu quả của thâm canh rừng trồng trong điều kiện này cần cân nhắc trước khi sử dụng phân khoáng.
Các dòng TB05 và TB12 trong thí nghiệm có tỷ lệ sống, số thân/gốc lớn hơn với hai dòng còn lại.
Từ khoá: bón thúc, sinh trưởng, keo lai
Mở đầu
Từ lâu bón phân được coi là một trong các biện pháp kỹ thuật nhằm thâm canh nâng cao năng suất cây rừng. Bên cạnh việc bón lót, phương thức bón thúc nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn phát triển của rừng đã được nghiên cứu cho một số cây lâm nghiệp. Đối với cây keo lai, một loài được coi là mọc nhanh, việc nghiên cứu bổ sung dinh dưỡng cho cây trong những năm đầu là cần thiết. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên, từ tháng 8.2000 đến tháng 3.2004 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cho 4 dòng keo lai tại Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Lập, huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
Mục tiêu, nội dung, vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm
Mục tiêu
Xem xét ảnh hưởng của bón thúc liên tục trong ba năm đầu rừng trồng.
Nội dung
Nghiên cứu được thực hiện cho 4 dòng keo lai đã được tuyển chọn là TB06, TB03, TB05 và TB12. Mỗi dòng thí nghiệm có 3 công thức nghiên cứu chỉ ra tại bảng 1.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Một số đặc điểm sinh thái của cây Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến, Kim Bôi, Hoà Bình
- Tuyển Chọn các dòng bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao
- Nghiên cứu xác định đặc điểm cây gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai ở Đông Hà Quảng trị
- Nghiên cứu thăm dò khả năng sử dụng mùn cưa tre để tạo cốt cho một số khay, đĩa sơn mài xuất khẩu bằng công nghệ ép định hình
- Về chính sách Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản